Phát huy tiềm năng xuất khẩu của các sản phẩm trái cây có lợi thế

25/07/2025 06:00
Tại Việt Nam, chanh leo, dứa, dừa và chuối là những đại diện tiêu biểu, hội tụ nhiều lợi thế và tiềm năng để xuất khẩu. Tuy nhiên, ngành trái cây Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều rào cản kỹ thuật từ các thị trường nhập khẩu như kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc.

Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, tổng diện tích canh tác chanh leo, dứa, dừa và chuối hiện đạt khoảng 420.000 ha với sản lượng trên 6,3 triệu tấn, cho thấy nguồn lực sản xuất dồi dào. Riêng đối với chanh leo, sản lượng của Việt Nam đạt mức 163.000 tấn/năm, chủ yếu từ Tây Nguyên. Chanh leo đang ở giai đoạn cuối để được Mỹ cấp phép nhập khẩu, hồ sơ cũng đã được gửi sang Hàn Quốc, Thái Lan. Dứa đạt 860.000 tấn, trồng chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long. Chuối hiện đạt sản lượng 3 triệu tấn, là mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Châu Âu. Dừa là loại trái cây có diện tích lớn nhất, 202.000 ha, sản lượng 2,28 triệu tấn, chủ yếu từ Đồng bằng sông Cửu Long.

Ngoài nhóm trái cây trên, Việt Nam hiện có hơn 1,3 triệu ha cây ăn quả với sản lượng khoảng 15 triệu tấn/năm. Ngành trồng trọt đang chứng kiến sự vươn lên mạnh mẽ của cây ăn quả như một động lực tăng trưởng mới. Tuy vậy, cho đến nay, chỉ có sầu riêng trở thành sản phẩm trái cây đạt kim ngạch “tỷ đô”. Để thích ứng với yêu cầu ngày càng cao của thị trường toàn cầu, ngành trái cây Việt cần tập trung tháo gỡ những vấn đề cốt lõi từ quy hoạch vùng trồng, liên kết sản xuất, chế biến đến mở rộng thị trường xuất khẩu.

Chia sẻ về vấn đề này, ThS Ngô Quốc Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu II cho biết, Việt Nam cần định hướng phát triển trái cây theo chiều sâu, không chỉ mở rộng diện tích mà chú trọng chất lượng, công nghệ sau thu hoạch, tiêu chuẩn hóa chuỗi giá trị và minh bạch thông tin. Muốn xuất khẩu hiệu quả, phải kiểm soát chặt chẽ truy xuất nguồn gốc và tổ chức lại sản xuất theo chuỗi. Mỗi hợp tác xã, doanh nghiệp và nông hộ phải trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị, góp phần xây dựng nền nông nghiệp chuyên nghiệp, hiện đại và hội nhập

Riêng đối với 4 loại trái cây gồm chanh leo, chuối, dứa và dừa, ThS Ngô Quốc Tuấn nhận định, chúng đều có sản lượng lớn và tiềm năng xuất khẩu cao. Nhưng muốn giữ được niềm tin của thị trường quốc tế, Việt Nam cần nâng chuẩn vùng trồng, đẩy mạnh công nghệ chế biến và quản lý chất lượng đồng đều. Đối với chanh leo, Việt Nam đã xuất khẩu 70-80% sản lượng nhưng vẫn đối mặt rủi ro về giống và bệnh hại. Giải pháp đặt ra là cần tập trung vào giống sạch bệnh và công nghệ bảo quản kéo dài thời gian lưu trữ.

Đối với dứa, hiện đang có bước chuyển sang sản phẩm chế biến sâu. Nhưng muốn cán mốc xuất khẩu tỷ đô, ngành dứa cần đẩy mạnh đầu tư hệ thống tưới tiêu, cải tiến giống, xây dựng nhà máy chế biến hiện đại và gỡ vướng về đất đai. Đối với dừa, phần lớn còn thủ công, trong khi nhiều quốc gia đã có dây chuyền hiện đại, chất lượng đầu ra vẫn chưa đồng đều do người dân tự đưa giống về trồng mà không qua kiểm định.

Để tăng năng lực cạnh tranh cho 4 loại trái cây trên, nhiều chuyên gia cho rằng, cần thiết phải số hóa vùng trồng và xây dựng chuỗi liên kết, sử dụng công nghệ để quản lý vùng trồng hiệu quả hơn.

Tại Diễn đàn “Giải pháp tăng sức cạnh tranh, thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm trái cây có lợi thế” ngày 18/7 vừa qua, ông Trần Thanh Nam - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường chia sẻ, để nâng tầm xuất khẩu chanh dây, chuối, dứa và dừa, cần tập trung ứng dụng mạnh mẽ công nghệ và công nghệ số trong toàn chuỗi sản xuất. Vùng nguyên liệu cần phải được phát triển theo quy hoạch, xác lập “vùng lõi” có kiểm soát chất lượng, tích hợp công nghệ số để đăng ký mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc minh bạch. Đây cũng là những điều kiện bắt buộc khi xuất khẩu chính ngạch.

Ngoài ra, cần đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng công nghệ giống, như chanh dây sạch bệnh, chuối chống chịu sâu bệnh Panama, dứa năng suất cao phục vụ chế biến và dừa tươi phù hợp xuất khẩu. Việc sử dụng giống công nghệ cao là giải pháp quan trọng để tăng năng suất, chất lượng, đồng thời đáp ứng yêu cầu kỹ thuật từ các thị trường khó tính. Trong chế biến, tại các địa phương có vùng nguyên liệu lớn, cần đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ chế biến sâu, hình thành các cụm liên kết có hạ tầng công nghệ hậu cần, kho lạnh, logistics và sàn giao dịch nông sản.

Việt Nam đang sở hữu những lợi thế to lớn về sản lượng, vùng trồng và tiềm năng thị trường đối với trái cây. Tuy nhiên, để những loại trái cây thực sự vươn xa và khẳng định vị thế trên bản đồ xuất khẩu nông sản toàn cầu, cần một chiến lược phát triển bài bản hơn, từ quy hoạch vùng nguyên liệu, ứng dụng công nghệ số đến chuẩn hóa chất lượng. Khi mỗi mắt xích trong chuỗi giá trị được nâng tầm, ngành trái cây Việt không chỉ vượt qua các rào cản kỹ thuật mà còn có thể bứt phá, chinh phục thêm nhiều thị trường khó tính – hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững và giá trị xuất khẩu tỷ đô trong tương lai gần. 

Theo Doanh nghiệp & Thương hiệu


Tin xem thêm

Giá gạo xuất khẩu tiếp tục trầm lắng

TIN NHANH DUYEN HAI
26/07/2025 06:00

Trong tuần qua, giá lúa, gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long hầu hết không có sự biến động. Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu gạo tiếp tục trầm lắng, nhu cầu vẫn yếu khiến giá gạ...

Trung Quốc tăng nhập khẩu tôm Việt, lần đầu vượt Mỹ

TIN NHANH DUYEN HAI
25/07/2025 06:00

Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc tăng vọt 80% trong nửa đầu năm 2025, lần đầu vượt Mỹ về kim ngạch, trong bối cảnh thuế quan siết chặt tại thị trường lớn nhất thế g...

Phát huy tiềm năng xuất khẩu của các sản phẩm trái cây có lợi thế

TIN NHANH DUYEN HAI
25/07/2025 06:00

Tại Việt Nam, chanh leo, dứa, dừa và chuối là những đại diện tiêu biểu, hội tụ nhiều lợi thế và tiềm năng để xuất khẩu. Tuy nhiên, ngành trái cây Việt Nam vẫn đang phải đ...

Dịch tả lợn Châu Phi lan rộng, Thủ tướng yêu cầu triển khai quyết liệt các giải pháp phòng, chống

TIN NHANH DUYEN HAI
24/07/2025 06:00

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 109/CĐ-TTg về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

Niềm tin kinh doanh đang trở lại

TIN NHANH DUYEN HAI
24/07/2025 06:00

Sáu tháng đầu năm 2025, “sức khỏe” của cộng đồng doanh nghiệp đang tốt dần lên cùng với chuyển biến tích cực của tình hình kinh tế-xã hội. Số lượng doanh nghiệp thành lập...

Bắc Ninh nỗ lực giảm nghèo bền vững: Hành trình đánh thức nội lực, đổi thay số phận

TIN NHANH DUYEN HAI
23/07/2025 06:00

Một buổi sớm tháng Bảy, ông Nguyễn Văn Hòa (63 tuổi, xã Lục Ngạn, tỉnh Bắc Ninh) lặng lẽ tưới cho gốc vải trĩu quả trong vườn. Cách đây 5 năm, ông vẫn là hộ nghèo, sống d...

Gấp rút hoàn thiện Khu công nghiệp Nam Pleiku trước tháng 10/2026

TIN NHANH DUYEN HAI
23/07/2025 06:00

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Tự Công Hoàng yêu cầu Ban Quản lý Khu kinh tế và chủ đầu tư khẩn trương hoàn thiện thủ tục, giải phóng mặt bằng để đưa Khu công nghi...

Bắc Ninh: Đẩy mạnh khởi nghiệp - Tạo sinh kế ổn định gắn với chương trình giảm nghèo bền vững

TIN NHANH DUYEN HAI
22/07/2025 18:00

Trong những năm qua, tỉnh Bắc Ninh đã và đang triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, trong đó đặc biệt chú trọng ph...

Những “ngôi sao” nông sản Việt – Trái cây nào đang xuất khẩu mạnh

TIN NHANH DUYEN HAI
22/07/2025 06:00

Trong bức tranh xuất khẩu nông sản Việt Nam năm 2024, một số loại trái cây đã vươn lên mạnh mẽ, trở thành những "ngôi sao" trên thị trường.