Nông nghiệp giúp tỉnh Đắk Nông đạt thu nhập bình quân gần 82 triệu đồng/người/năm
25/01/2025 06:00
Nhờ sự tăng giá của các mặt hàng nông sản chủ lực như cà phê, hồ tiêu, sầu riêng, tỉnh Đắk Nông ghi nhận GRDP bình quân đầu người năm 2024 đạt gần 82 triệu đồng, vượt kế hoạch hơn 12,8 triệu đồng, lĩnh vực nông nghiệp tiếp tục khẳng định vai trò trụ cột trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Năm 2024, tỉnh Đắk Nông tiếp tục duy trì ổn định kinh tế - xã hội, trong đó, nhờ giá của các mặt hàng nông sản chủ lực tăng cao, ngành nông nghiệp đã góp phần lớn nâng GRDP bình quân đầu người lên gần 82 triệu đồng.
Ngành nông nghiệp tiếp tục khẳng định vai trò trụ cột trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Nông.
Theo đó, tăng trưởng kinh tế tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh ước đạt hơn 24.500 tỷ đồng (GRDP giá so sánh năm 2010); tốc độ tăng trưởng GRDP ước đạt 4,87%.
Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp ước tăng 5,34%; khu vực công nghiệp - xây dựng ước tăng 6,41%; khu vực dịch vụ ước tăng 4,54%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm giảm 3,88%.
Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Đắk Nông theo giá hiện hành ước đạt hơn 55.700 tỷ đồng. GRDP bình quân đầu người ước đạt gần 82 triệu đồng, cao hơn kế hoạch 12,8 triệu đồng.
Về nông nghiệp, dù gặp nhiều bất lợi về thời tiết, tuy nhiên nhờ giá nông sản chủ lực như cà phê, hồ tiêu, sầu riêng tăng mạnh, đã góp phần nâng GRDP bình quân đầu người vượt kế hoạch.
Cụ thể, theo thống kê của UBND tỉnh Đắk Nông, năm 2024, diện tích cà phê toàn tỉnh ước đạt 143.000 ha, diện tích thu hoạch hơn 130.000 ha, năng suất bình quân hơn 26, tạ/ha, sản lượng 343.540 tấn (giảm gần 16.500 tấn so với năm 2023 do hạn hán kéo dài). Hồ tiêu đạt 72.000 tấn (tăng hơn 1.300 tấn), điều đạt 15.700 tấn (tăng hơn 8.400 tấn), cao su đạt 29.000 tấn (giảm gần 1.200 tấn).
Tổng sản lượng cây ăn quả ước đạt hơn 108.300 tấn, giảm 652 tấn so với năm trước. Diện tích trồng mới toàn tỉnh lũy kế đến nay đạt hơn 3.000 ha.
Bên cạnh đó, nông nghiệp liên kết chặt chẽ với thị trường, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ cao nâng cao giá trị sản phẩm, với tổng giá trị ngành đạt hơn 9.700 tỷ đồng, tăng 4,48%, chiếm 44,68% cơ cấu kinh tế địa phương.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Đắk Nông, sản lượng hồ tiêu năm 2024 đạt 72.000 tấn (tăng hơn 1.300 tấn so với năm 2023).
Ông Hồ Văn Mười, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông cho biết, năm 2024 trải qua nhiều khó khăn nhưng tỉnh vẫn đạt những kết quả rất ấn tượng trong phát triển kinh tế xã hội. Giải ngân vốn đầu tư công của Đắk Nông đứng đầu khu vực Tây Nguyên, với tỷ lệ 90% trong tổng số 3.500 tỷ đồng vốn kế hoạch. Giảm nghèo của tỉnh tiếp tục duy trì ở top đầu cả nước, hiện còn 2,99% hộ nghèo.
Cùng với đó, các loại nông sản chủ lực như cà phê, hồ tiêu, sầu riêng được mùa, được giá giúp thu nhập bình quân đầu người tăng cao nhất từ trước tới nay, đồng thời đứng thứ hai khu vực Tây Nguyên.
Ông Hồ Văn Mười, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông phấn khởi chia sẻ, thiên thời, địa lợi, nhân hoà, tương lai rất tươi sáng với Đắk Nông năm 2025 và những năm tiếp theo.
Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông cũng thông tin, nhiều khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, pháp luật đã được tháo gỡ. Trong đó, Luật Đất đai 2024 đã mở ra rất nhiều cơ hội để khai thác, phát huy tiềm năng đất đai ở địa phương, có đầy đủ cơ sở pháp lý để người dân được xây dựng nhà tạm, các công trình tạm, phát triển du lịch trang trại.
Đặc biệt, Luật Địa chất, Khoáng sản được Quốc hội thông qua cơ bản tạo thuận lợi cho giải quyết các vấn đề về chồng lấn quy hoạch liên quan đến bô xít.
"Bên cạnh những khó khăn, vướng mắc được tháo gỡ, Đắk Nông đón nhận nhiều thông đáng mừng khi Quốc hội đã thông qua Nghị quyết cao tốc Gia nghĩa- Chơn Thành, sẽ khởi công năm 2025. Khi cao tốc được kết nối với các tỉnh thành phía Nam, sẽ tạo động lực rất lớn cho tỉnh phát triển.
Cũng trong năm 2024, Đắk Nông đón nhận làn sóng đầu tư ồ ạt, hàng loạt nhà đầu tư, các tập đoàn đã đến khảo sát, đăng ký đầu tư khoảng 8 tỷ USD vào tỉnh. Nhiệm vụ của Đắk Nông năm 2025 sẽ phải triển khai xây dựng từ 1 đến 4 nhà máy chế biến bô xít- alumin- nhôm, trị giá không dưới 1 tỷ USD/nhà máy", ông Hồ Văn Mười nói.
Tiếp nối thành công của ngày hội công nghệ SIC Tech Day 2025 tại TPHCM, ngày 24/4, tại Trường Đại học Thủy Lợi (Hà Nội) Samsung Việt Nam tiếp tục tổ chức sự kiện này tại ...
Là loại trái cây nhiệt đới có sản lượng lớn và được thị trường Trung Quốc ưa chuộng, mít từng giúp nông dân Việt Nam có những mùa bội thu. Tuy nhiên, sự lệ thuộc vào một ...
Từ vỏ trái cây, bã cà phê đến chất thải chăn nuôi – những thứ từng bị bỏ đi, nay trở thành nguồn thu hàng tỷ đồng mỗi năm cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Họ không chỉ ki...
Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới, nhưng phần lớn vẫn ở dạng thô, ẩn mình trong chuỗi giá trị mang thương hiệu nước ngoài. Làm sao để cà phê Việt...
Nhiều doanh nghiệp nhỏ và hợp tác xã ở nông thôn Việt Nam đang loay hoay đứng ngoài các chuỗi phân phối hiện đại chỉ vì thiếu một tấm giấy chứng nhận VietGAP, GlobalGAP. ...
Giới trẻ không còn rời quê để lập nghiệp. Trái lại, ngày càng nhiều doanh nghiệp mới – phần lớn do những người trẻ sáng lập – đang chọn nông nghiệp làm bệ phóng phát triể...