Nguyên nhân và biện pháp khắc phục Bưởi da xanh bị lá nhỏ, lá xoắn không trải rộng

Hỏi: Tôi ở Bình Dương, diện tích vườn trồng là 3 hecta 800 gốc bưởi da xanh Trồng 6x6m. Cây bị lá nhỏ khoảng 200 gốc lá nhỏ từ lúc trồng đến bây giờ đã được 1 năm 4 tháng lá xoắn không trải rộng. Mỗi lá non ra đều xoắn và lá nhỏ. Phân chuồng bón được 40 ngày 1 gốc 10kg, hoá học NPK thành phân đạm lân kali.

11-TrongBuoiDaXanhVườn bưởi da xanh

Trả lời:

Thông tin khách hàng gửi chưa rõ nhưng nếu như cây bị lá nhỏ ngay từ lúc trồng, khách hàng có thể xem xét lại một số vấn đề sau:

+ Có thể cây giống chưa tốt, không được đồng đều, có tỷ lệ cây xấu, cây tốt.

+ Hoặc do chế độ chăm sóc:

– Tưới nước:

Bưởi là cây kém chịu úng, nhưng cũng cần đảm bảo đủ ẩm khoảng 60 – 70%.

2 giai đoạn luôn cần đủ nước là giai đoạn cây con và giai đoạn ra hoa, đậu quả khoảng 70-80%. Giai đoạn cây con cần tưới đủ ẩm để rễ phát triển, cây mới khỏe.

Mùa khô cần tủ gốc để gữi ẩm, dùng rơm rạ tủ cách gốc 10 cm. Tủ gốc còn tác dụng hạn chế cỏ dại và khi rơm rạ hoai mục cũng là nguồn phân hữu cơ bón cho bưởi.

– Phân bón:

Để bưởi da xanh phát triển tốt, lượng phân bón cho 1 hốc cây như sau:

– Bón lót: Phân chuồng: 30- 50 kg + Phân lân nguyên chất: 165- 250 g + Kali nguyên chất: 250- 500 g

– Năm 1: Đạm nguyên chất: 185 g; lân nguyên chất: 80 g; kali nguyên chất: 300 g.

– Năm 2: Đạm nguyên chất: 320 g; lân nguyên chất: 80 g; kali nguyên chất: 300 g.

– Năm 3: Đạm nguyên chất: 460 g; lân nguyên chất: 130 g; kali nguyên chất: 480 g.

Lượng phân trên có thể tăng giảm tùy theo đất tốt xấu.

(1 kg đạm nguyên chất = 2,17 kg đạm u rê; 1 kg lân nguyên chất = 5,6 kg lân sufe hoặc lân nung chảy Văn Điển; 1 kg kali nguyên chất = 1,67 kg kaliclorua và = 2 kg kali sunphat)

Nếu khách hàng bón phân chưa đủ cần bón với liều lượng như sau:

200 gốc cây kém phát triển có thể bổ sung mỗi hốc thêm 50 g đạm nguyên chất.

Cách bón phân ở năm 2 và năm 3: Lân lên bón hết một lần vào đợt cuối năm.

Lượng đạm và kali chia đều bón lót xung quanh gốc cây, 2 tháng bón 1 lần.

Đào rãnh xung quanh gốc cây theo độ chiếu của tán cây xuống, rắc phân vào rãnh và phủ đất lên.

+ Hiện tượng lá non xoăn cũng có nhiều nguyên nhân:

– Có thể do thiếu nước lá không vươn được, lá nhỏ và xoăn lại

– Có thể do côn trùng, một số côn trùng trích hút gây hiện tượng xoăn lá như: bọ trĩ, bọ vẽ bùa, rệp…

Có thể sử dụng một số hóa chất để phòng trừ như sau: dùng Dầu khoáng SK Enspray 99EC hay hỗn hợp Dầu khoáng với Các thuốc như Dantotsu 16WSG, Pegasus 500SC, Chess 50WG, Hits 50WG, Chersieu 50WG hoặc 75WG (hoạt chất Pymetrozin)… để phun hay tưới vào đất xung quanh bộ rễ, nên kết hợp với nước rửa chén để tăng hiệu quả phòng trị.

Tổng hợp