Năm 2017 – dịch bệnh vật nuôi, thủy sản được đẩy lùi

Năm 2017 ngành Thú y được đánh giá đã phát huy tư duy giám sát chủ động phòng chống dịch bệnh, cả nước không xảy ra dịch lớn đối vật nuôi và thủy sản; dịch bệnh nguy hiểm tai xanh trên lợn không xuất hiện.

Dịch bệnh lui, công tác hỗ trợ, tạo hành lang pháp lý để các DN xuất khẩu thịt gà, thịt lợn, thủy sản… được thúc đẩy mạnh mẽ.  

Khai mở những thị trường tiềm năng

Cục Thú y, Bộ NN-PTNT, cho biết, trong năm 2017, đã xúc tiến các thủ tục về pháp luật thú y để hỗ trợ DN, như Cty Bel Gà, Tập đoàn DABACO, Cty CP Việt Nam, Cty TNHH Thắng Lợi, Cty ĐTK, Cty CP Ba Huân, Cty TNHH Thanh Đức, Cty CP Rau quả Tiền Giang, Cty TNHH Trăn, cá sấu Ngọc Sơn, Cty Vinamilk, Cty TNHH Leow, Cty TNHH QL Agroresourses… có nhu cầu XK động vật và sản phẩm động vật sang thị trường Hàn Quốc, Malaysia, Hong Kong, Liên bang Nga, Nhật Bản, Myanmar…

17-18-50_dsc00320

Chế biến gia cầm xuất khẩu sang Nhật tại Cty TNHH  Koyu & Unitek

Đồng thời, đề nghị cơ quan có thẩm quyền về thú y của các nước trên cung cấp các yêu cầu vệ sinh thú y đối với việc XK động vật, sản phẩm động vật từ Việt Nam sang thị trường Campuchia, Lào, LB Nga, Vương quốc Anh, Ireland, Myanmar, Malaysia, Nhật Bản, EU, Ả rập Xê-út…

Cục Thú y đã thành lập đoàn công tác sang làm việc trực tiếp với Cục Thú y Myanmar nhằm hỗ trợ Cty CP Bel Gà xúc tiến việc XK trứng gà giống từ Việt Nam sang Myanmar. Sau đó Cục Thú y Myanmar đã cử đoàn thanh tra sang Việt Nam để kiểm tra tình hình thực tế để quyết định cho Cty này XK sản phẩm trứng gia cầm giống vào Myanmar.

Đối với thị trường Hàn Quốc, Cục Thú y đã gửi thư cho Trưởng cơ quan Thú y của Hàn Quốc, Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam đề nghị hỗ trợ cung cấp các yêu cầu vệ sinh thú y đối với trứng gà sạch thương phẩm XK từ Việt Nam vào Hàn Quốc. Đồng thời, Cục đã tổ chức cuộc họp với một số DN có nhu cầu XK trứng gia cầm (Ba Huân, Dabaco, DTK, Cty Cổ phần Rau quả Tiền Giang… và Tham tán nông nghiệp của Đại sứ quán Hàn Quốc ở Việt Nam) để trao đổi trực tiếp các thông tin về yêu cầu vệ sinh thú y của Hàn Quốc đối với việc NK trứng gia cầm.

Hiện Cục Thú y đang phối hợp với Đại sứ quán Hàn Quốc hỗ trợ Cty Cổ phần Rau quả Tiền Giang XK trứng cút muối sang Hàn Quốc.  

Hỗ trợ đắc lực XK tôm và các sản phẩm tôm

Cục Thú y chủ động thông qua nhiều kênh khác nhau đề nghị các cơ quan có thẩm quyền của Hàn Quốc hoặc không áp dụng hoặc lùi thời gian áp dụng quy định mới về kiểm dịch thú y thủy sản để hỗ trợ XK thủy sản, trong đó có tôm. Đồng thời khẩn trương triển khai xây dựng vùng nguyên liệu an toàn dịch bệnh theo quy định tại Thông tư số 14/2016/TT- BNNPTNT hoặc quy định của OIE.

Phối hợp với các cơ quan liên quan ở TƯ và địa phương (các tỉnh Bạc Liêu và Bến Tre và Tập đoàn Việt Úc) tổ chức đón tiếp và làm việc với đoàn chuyên gia của cơ quan thú y có thẩm quyền của Úc sang Việt Nam khảo sát và nắm tình hình về nuôi tôm, công tác phòng, chống dịch bệnh và việc xây dựng chuỗi sản xuất tôm an toàn dịch bệnh để XK; tổ chức tập huấn DN về giám sát và các kỹ thuật lấy mẫu xét nghiệm đối với tôm XK sang Úc theo quy định.

Phối hợp với các đơn vị liên quan của Bộ Công Thương và Đại sứ quán Việt Nam tại Ả rập Xê-út đề nghị gỡ bỏ lệnh cấm NK tôm từ Việt Nam; cung cấp toàn bộ hồ sơ, văn bản, số liệu và thông tin để chứng minh cho phía Ả rập Xê-út rằng Chính phủ Việt Nam đã và đang áp dụng đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh; việc cấm của Ả rập Xê-út là không hợp lý và sẵn sàng đón tiếp đoàn Ả rập Xê-út sang kiểm tra.

18-06-31_tng_cuong_gim_st_dich_benh_phuc_vu_xk

Tăng cường giám sát dịch bệnh phục vụ xuất khẩu

Cuối năm 2016, Trưởng Cơ quan Thú y của Braxin đã có thư kèm theo Bộ NN-PTNT câu hỏi đề nghị Cục Thú y Việt Nam cung cấp các thông tin, dữ liệu, văn bản để chứng minh về tình hình dịch bệnh thủy sản, năng lực hệ thống thú y thủy sản, nhất là năng lực kiểm soát, giám sát dịch bệnh thủy sản để làm cơ sở xem xét cho phép NK thủy sản từ Việt Nam.

Theo đó, Cục Thú y đã phối hợp với các đơn vị liên quan hoàn thiện đầy đủ các thông tin, cung cấp cho Cơ quan Thú y có thẩm quyền của Braxin xem xét, sớm cho phép NK tôm và các sản phẩm tôm của Việt Nam.

Cục Thú y cũng tích cực hỗ trợ XK động vật giáp xác (bao gồm tôm) sang Mê-hi-cô. Tổng cục Quản lý vệ sinh và An toàn chất lượng thực phẩm quốc gia Mê-hi-cô đã có thông báo và yêu cầu Việt Nam trả lời bộ câu hỏi liên quan đến hệ thống kiểm soát thú y đối với động vật thủy sản nói chung và sản phẩm giáp xác nói riêng. Cục Thú y đã phối hợp với các đơn vị có liên quan chuẩn bị đầy đủ các thông tin để cung cấp cho cơ quan thú y có thẩm quyền của Mê-hi-cô xem xét, sớm cho phép NK các loại động vật giáp xác (bao gồm tôm) từ Việt Nam sang nước này.  

Tăng cường giám sát dịch bệnh phục vụ XK

Từ tháng 8/2017, hằng tháng Cục Thú y hướng dẫn các địa phương tổ chức lấy mẫu trong 4 vòng với tổng cộng 614 mẫu tại 6 Cty ở 4 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau.

16-32-33_kiem_dich_ti_cu_khu_mong_ci

Kiểm dịch tại cửa khẩu Móng Cái

Kết quả, có 59 mẫu môi trường dương tính với bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (bệnh HTGT) tương đương 15,95% mẫu môi trường; 100% mẫu tôm không phát hiện tác nhân gây bệnh HTGT; đối với bệnh đốm trắng, có 1 mẫu tôm dương tính (trong tổng số 243 mẫu tôm, 1 mẫu giáp xác) tại 1 ao nuôi với bệnh WSD, tương đương 0,41% mẫu tôm xét nghiệm; đối với bệnh đầu vàng có 243 mẫu tôm thu tại 6 cơ sở qua 4 vòng giám sát đều âm tính với bệnh đầu vàng (YHD) và bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô (IHHNV). Đây là cơ sở quan trọng để các DN đẩy mạnh XK động vật và sản phẩm động vật vào các thị trường trên thế giới.

Theo Nongnghiep.vn