Vụ lúa Đông Xuân 2024 - 2025, tỉnh Đồng Tháp xuống giống 183.283 ha, đạt 98% so với kế hoạch. Diện tích thu hoạch 12.321 ha, năng suất bình quân hơn 7 tấn/ha, năng suất tăng hơn đầu tháng 1/2025 hơn 300 kg/ha. Tuy vậy, giá lúa Đông Xuân hiện nay thấp hơn đầu tháng 1/2025 từ 900 - 1.000 đồng/kg.
Trục đất bằng máy xới phục vụ gieo sạ vụ lúa Đông Xuân 2024 - 2025 tại xã Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp). Ảnh tư liệu
Hiện giá lúa IR 50404 dao động ở mức 5.300 - 5.500 đồng/kg; lúa OM 5451 giá từ 5.800 - 6.100 đồng/kg; lúa Đài Thơm 8 giá từ 6.600 – 6.800 đồng/kg; lúa OM 18 giá từ 6.500 - 6.700 đồng/kg. Tính ra
Theo ông Nguyễn Văn Mong ở xã Láng Biển cho biết, sau Tết, ông đã thu hoạch xong hơn 2 ha lúa OM18 của vụ Đông Xuân, với năng suất ca hơn 8 tấn/ha. Ngược lại, giá lúa xuống thấp hơn 2.000 đồng/kg so cùng kỳ năm 2024. Tuy giá lúa xuống thấp nhưng ông tiếp tục chuẩn bị xuống giống cho vụ mới với kỳ vọng giá lúa cao hơn trong tháng 5/2025.
Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp Huỳnh Minh Đường cho biết, giá lúa đang giảm nhưng qua khảo sát chưa có tình trạng thương lái bỏ thu mua lúa. Việc thương lượng giá so với lúc cọc giảm theo thực tế, là hài hòa lợi ích giữa hai bên. Thông thường việc chốt giá được thực hiện một tuần trước thu hoạch, đến nay do giá thị trường thường xuyên biến động nên các công ty, doanh nghiệp, thương lái chốt giá 2-3 ngày trước khi thu hoạch.
Nhìn chung người nông dân có lo lắng khi giá lúa thị trường giảm sâu, làm ảnh hưởng đến thu nhập. Nhưng, phần lớn người nông dân đã tích cực chủ động trong liên kết tiêu thụ với doanh nghiệp và thương lái; đồng thời chủ động trong quá trình sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, để giảm giá thành, đảm bảo năng suất, tăng chất lượng, tăng lợi nhuận khi gặp rủi ro về biến động thị trường.
Theo báo cáo của Sở Công thương tỉnh Đồng Tháp tháng đầu năm 2025 Đồng Tháp xuất khẩu gạo ước đạt 109 triệu USD, tăng 234,35% so với cùng kỳ năm 2024. Sản lượng xuất khẩu ước đạt 169.385 tấn, tăng 276,26% so với tháng cùng kỳ năm 2024.
Tỉnh Đồng Tháp tập trung cấp và quản lý mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu trên cây lúa, nếp, với 311 vùng trồng được cấp mã số phục vụ xuất khẩu với diện tích 47.794 ha
Để bảo đảm thắng lợi về năng suất vụ lúa Đông Xuân, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp khuyến cáo người dân áp dụng các giải pháp kỹ thuật cho cây lúa ngay từ đầu vụ như: 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, bón vùi phân bón theo tỷ lệ 50 - 100% DAP + 50% Kali, quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM), quản lý nước hợp lý, phân hữu cơ... giúp lúa sinh trưởng và phát triển tốt, hạn chế thấp nhất sự phát sinh, gây hại của các đối tượng dịch hại, góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất, tạo ra sản phẩm an toàn.
Sau khi thu hoạch lúa vụ Đông Xuân nên thực hiện thu rơm khỏi ruộng và sử dụng chế phẩm vi sinh Trichoderma và vi khuẩn đối kháng phun trên rơm rạ sau thu hoạch nhằm đẩy nhanh quá trình phân hủy rơm rạ, hạn chế ngộ độc hữu cơ và trả lại dinh dưỡng cho đất.
Tiếp nối thành công của ngày hội công nghệ SIC Tech Day 2025 tại TPHCM, ngày 24/4, tại Trường Đại học Thủy Lợi (Hà Nội) Samsung Việt Nam tiếp tục tổ chức sự kiện này tại ...
Là loại trái cây nhiệt đới có sản lượng lớn và được thị trường Trung Quốc ưa chuộng, mít từng giúp nông dân Việt Nam có những mùa bội thu. Tuy nhiên, sự lệ thuộc vào một ...
Từ vỏ trái cây, bã cà phê đến chất thải chăn nuôi – những thứ từng bị bỏ đi, nay trở thành nguồn thu hàng tỷ đồng mỗi năm cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Họ không chỉ ki...
Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới, nhưng phần lớn vẫn ở dạng thô, ẩn mình trong chuỗi giá trị mang thương hiệu nước ngoài. Làm sao để cà phê Việt...
Nhiều doanh nghiệp nhỏ và hợp tác xã ở nông thôn Việt Nam đang loay hoay đứng ngoài các chuỗi phân phối hiện đại chỉ vì thiếu một tấm giấy chứng nhận VietGAP, GlobalGAP. ...
Giới trẻ không còn rời quê để lập nghiệp. Trái lại, ngày càng nhiều doanh nghiệp mới – phần lớn do những người trẻ sáng lập – đang chọn nông nghiệp làm bệ phóng phát triể...