Lào Cai: Nhiều nông dân vùng cao đổi đời nhờ cây tam thất

27/02/2025 06:00
Các xã vùng cao trên của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai thường lạnh, mát quanh năm với độ ẩm bình quân từ 70 - 80%; đây là môi trường thích hợp để trồng những loại dược liệu quý, trong đó có cây tam thất. Loại cây có giá trị kinh tế cao này giúp người dân miền núi xóa đói, giảm nghèo, từng bước thay đổi và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp, tại xã Nậm Mòn, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai hiện có nhiều hộ dân tham gia liên kết trồng cây tam thất. Khi thấy em ruột mình là Sùng Seo Thìn kinh tế phát triển, mua sắm được nhiều vật dụng sinh hoạt gia đình từ trồng cây tam thất; ông Sùng Seo Bình đã quyết định chuyển đổi hơn 3ha đất canh tác của gia đình để trồng cây dược liệu này.

Cuối tháng 10/2024 vừa qua, vườn tam thất của gia đình ông đã cho thu hoạch hơn 100kg nụ hoa, với giá bán khoảng 600 nghìn đồng/kg, mang lại khoản thu hàng chục triệu đồng. Từ nguồn thu nhập này, ông Bình có điều kiện trang trải cuộc sống, cải thiện sinh hoạt của gia đình.

"Trồng và chăm sóc cây tam thất không quá khó, chỉ phải làm cỏ, bón lót, bón thúc bằng phân hữu cơ hoai mục. Cây tam thất ưa độ ẩm cao nhưng không được để úng, nếu để úng cây sẽ chết. Đặc biệt là phải làm giàn che bằng lưới để tránh ánh sáng quá mạnh ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây”, ông Bình chia sẻ.

Hay như gia đình ông Sùng Seo Kênh ở xã Tả Van Chư có hơn 2ha nương đồi trước đây trồng ngô và lúa nhưng hiệu quả không cao. Sau khi nhận thấy cây tam thất có thể cải thiện kinh tế gia đình, ông quyết định tập trung vào trồng và chăm sóc loại cây dược liệu này.

"Trước đây, nhà tôi chỉ trồng ngô, lúa, vất vả lắm mà cũng chỉ đủ ăn. Từ khi liên kết sản xuất tam thất thì thấy công việc không quá nặng nhọc mà có nguồn thu nhập ổn định. Sau khi trồng 2 năm, cây có thể cho thu hoạch hoa và nụ để làm thuốc, trà tùy theo mục đích sử dụng. Loại cây dược liệu này khi đạt đến 6 - 7 năm tuổi thì có thể thu hoạch củ. Cây càng để lâu, càng có giá trị kinh tế cao”, ông Kênh cho biết.

Với mô hình liên kết trồng cây dược liệu được triển khai bài bản, hiện nay Hợp tác xã nông nghiệp Cồ Dề Chải đã triển khai được gần 10ha tam thất, ký kết hợp đồng hỗ trợ và bao tiêu sản phẩm giữa hợp tác xã và hộ dân. Toàn bộ hoạt động trồng, chăm sóc và thu hoạch cây tam thất sẽ được giám sát chặt chẽ, tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật từ khâu làm đất đến thu hái.

Ông Đặng Quang Trung, Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Cồ Dề Chải cho biết: Để triển khai mô hình liên kết sản xuất này, hợp tác xã đầu tư cho bà con nông dân giống, phân bón, kỹ thuật, nhà lưới..., còn bà con nông dân bỏ công sức ra trồng, chăm sóc trên diện tích đất của mình.

“Hàng năm, người dân được hưởng 36 triệu đồng/ha từ công bảo vệ, trông nom vườn. Công chăm sóc, làm cỏ được tính riêng và trả ngay theo từng đợt. Sau khi thu hoạch và bán sản phẩm, lợi nhuận được chia đều 50 - 50 sau khi đã trừ giống, phân bón…”, ông Trung thông tin thêm.

Cũng theo ông Trung, cây tam thất không sử dụng phân hóa học mà sử dụng mùn hoặc phân hữu cơ trộn ủ để đảm bảo dinh dưỡng trong đất nuôi cây. Khi dùng phân bón hóa học, cây sẽ không sinh trưởng, phát triển được, làm giảm dược tính của cây. Về lâu dài, các thành phần hóa học còn khiến cây bị còi cọc, chết dần chết mòn, ảnh hưởng đất trồng...

Cây tam thất được biết đến là loại dược liệu quý, từ nhiều năm trước đã được bà con nông dân Bắc Hà gieo trồng; tuy nhiên với diện tích nhỏ lẻ. Với khả năng chống chịu sâu bệnh cao, cây tam thất không đòi hỏi kỹ thuật đặc biệt, phù hợp với trình độ canh tác của bà con vùng cao nên có thể mở rộng diện tích trồng trong thời gian tới. Qua đó, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của nông dân vùng cao.

Theo Doanh nghiệp & Thương hiệu


Tin xem thêm

Xuất khẩu sầu riêng tiếp tục giảm vì Trung Quốc siết kiểm định

TIN NHANH DUYEN HAI
05/07/2025 06:00

Xuất khẩu sầu riêng giảm tháng thứ năm liên tiếp do Trung Quốc tăng cường kiểm soát kỹ thuật, khiến doanh nghiệp e ngại ký hợp đồng lớn vì lo ngại chậm thông quan, hàng d...

Hai kịch bản cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam nửa cuối năm 2025

TIN NHANH DUYEN HAI
04/07/2025 06:00

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2025 ghi nhận mức tăng gần 19%. Tuy nhiên, triển vọng cho...

Nuôi cua trong hộp nhựa - Hướng đi nhiều sáng tạo

TIN NHANH DUYEN HAI
03/07/2025 06:00

Đối với tỉnh Cà Mau, cua biển là đối tượng thuỷ sản nuôi có giá trị kinh tế cao, chỉ sau con tôm. Những năm gần đây, nghề nuôi cua phát triển nhanh về diện tích, sản lượn...

HAGL có thể lãi sau thuế 2.500 tỷ đồng trong năm 2025

TIN NHANH DUYEN HAI
03/07/2025 06:00

CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, mã chứng khoán HAG) vừa khiến giới đầu tư bất ngờ khi Chủ tịch HĐQT Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) gửi tâm thư, chia sẻ về bức tranh kinh doanh 6...

Ngành nông nghiệp tăng tốc, mục tiêu xuất khẩu 65 tỷ USD năm 2025 trong tầm tay

TIN NHANH DUYEN HAI
02/07/2025 06:00

Bất chấp nhiều thách thức, ngành nông nghiệp Việt Nam đang tăng tốc về đích với mục tiêu 65 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu trong năm 2025, theo kế hoạch vừa được Bộ trưởng Bộ...

Nhập khẩu thịt heo 5 tháng đầu năm tăng gấp đôi, xuất khẩu chững lại

TIN NHANH DUYEN HAI
02/07/2025 06:00

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã nhập khẩu khoảng 56.000 tấn thịt heo tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh, với trị giá 149,66 t...

Việt Nam chuẩn bị xuất khẩu chính ngạch bơ, sầu riêng vào Nhật Bản - Hàn Quốc

TIN NHANH DUYEN HAI
01/07/2025 06:00

Sau thành công trong việc đưa sầu riêng chính ngạch vào Trung Quốc, Việt Nam đang tiếp tục nỗ lực mở cửa thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc cho trái bơ và sầu riêng.

Xuất khẩu nông sản, tăng trưởng mạnh trong 4 tháng đầu năm 2025

TIN NHANH DUYEN HAI
01/07/2025 01:00

Xuất khẩu nông sản của Việt Nam đang có một khởi đầu thuận lợi trong năm 2025. Chỉ trong 4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đã đạt gần 19,06 tỷ USD, tăng 22%...

Bán nông sản gắn thương hiệu người khác: Kéo dài đến bao giờ

TIN NHANH DUYEN HAI
30/06/2025 06:00

Nhiều mặt hàng nông sản Việt được người tiêu dùng quốc tế ưa chuộng nhưng lại hiếm khi mang tên Việt Nam khi ra thị trường. Phần lớn được đóng gói theo yêu cầu của nhà nh...