Xây dựng cà phê đặc sản vươn tầm thế giới

23/03/2025 06:00
Cà phê Việt Nam từ lâu đã khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế với sản lượng xuất khẩu đứng thứ hai thế giới.
Tuy nhiên, phần lớn sản phẩm vẫn ở dạng nguyên liệu thô, chưa khai thác hết tiềm năng giá trị gia tăng. Trong bối cảnh thị trường toàn cầu chuyển dịch mạnh mẽ sang xu hướng cà phê đặc sản, Đắk Lắk đang nỗ lực xây dựng thương hiệu với trọng tâm là chất lượng, hương vị và quy trình sản xuất được đặt lên hàng đầu.

Nâng tầm công nghệ rang xay

Là thủ phủ cà phê Việt Nam, Đắk Lắk không chỉ đóng vai trò quan trọng trong sản xuất và xuất khẩu, mà còn đang từng bước xây dựng hệ sinh thái cà phê đặc sản nhằm nâng cao giá trị sản phẩm và khẳng định thương hiệu trên thị trường thế giới. Một trong những yếu tố quyết định sự thành công của hệ sinh thái này chính là việc ứng dụng công nghệ rang xay tiên tiến để tạo ra những dòng sản phẩm mang đậm dấu ấn vùng miền. Đây được xem là “bước ngoặt” quyết định hương vị của sản phẩm, đòi hỏi sự tinh tế, kỹ thuật cao và sự am hiểu sâu sắc về hạt cà phê, giúp cà phê đạt được chất lượng cao nhất theo tiêu chuẩn quốc tế.

Tổng Hợp Các Vùng Trồng Cây Cà Phê Nổi Tiếng Ở Việt Nam | Hoàng Hiệp Coffee

Anh Hồ Viết Phú, chủ hộ kinh doanh cà phê Viết Phú (tại huyện Cư M’gar, Đắk Lắk) – một đơn vị sản xuất cà phê đặc sản theo mô hình khép kín cho biết, để tạo nên một sản phẩm cà phê đặc sản đạt chuẩn, yếu tố nguyên liệu chiếm 70%, rang 15%, pha chế 15%. Nếu hạt cà phê chất lượng cao nhưng người thợ rang không biết cách khai thác hương vị, thì sẽ rất lãng phí. Do đó, khâu rang rất quan trọng để bộc lộ hương thơm và vị cân bằng của cà phê.

Theo anh Phú, so với cà phê thương mại, cà phê đặc sản yêu cầu quá trình rang với thời gian ngắn hơn, nhiệt độ phải được kiểm soát chặt chẽ để giữ được bản chất hương vị của từng loại hạt. Các nghệ nhân rang xay phải được đào tạo bài bản để hiểu rõ về nhân xanh, cách điều chỉnh nhiệt độ, tốc độ quay của máy rang nhằm khai thác tối đa tiềm năng hương vị của hạt cà phê.

“Làm sao rang tôn vinh được hương vị cà phê cho trọn vị để người thưởng thức thấy ngon nhất. Điều đấy đòi hỏi người thợ cần nắm được cách vận hành máy móc, hiểu nhân xanh, biết được kỹ thuật rang, khai thác thương vị hạt cà phê”, anh Phú chia sẻ.

Anh Tạ Tuấn Anh, Công ty cà phê Intenso, tại Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, người nghệ nhân rang xay như chiếc chìa khóa giúp khai mở hương vị của hạt cà phê thông qua quá trình làm việc với nhiệt độ, gió, máy móc... làm cà phê trở nên thơm ngon, phù hợp. Đây là giai đoạn trung gian nhưng cũng rất quan trọng để đưa ly cà phê ngon đến với người tiêu dùng.

Tại Đắk Lắk, Cuộc thi Rang Cà phê Đặc sản Việt Nam được tổ chức thường niên trong khuôn khổ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột đã trở thành một sân chơi cho các nghệ nhân rang xay. Cuộc thi có sự tham gia đông đảo thí sinh trong cả nước với sự thẩm định của những chuyên gia hàng đầu về cà phê đặc sản trong nước và quốc tế.

Theo ông Trịnh Đức Minh, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột, cuộc thi này giúp nâng cao nhận thức về cà phê đặc sản, tạo điều kiện để người thợ rang học hỏi, trau dồi kỹ thuật, đồng thời kết nối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đây là cơ hội để ngành cà phê Đắk Lắk tiếp cận với những tiêu chuẩn quốc tế và khẳng định vị thế trên bản đồ cà phê thế giới.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Thiên Văn khẳng định, ngành cà phê đã trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Đắk Lắk và cả nước, góp phần nâng cao đời sống của hàng triệu người dân trồng cà phê; đồng thời, đưa thương hiệu cà phê Việt Nam vươn xa trên thị trường thế giới. Cuộc thi Rang Cà phê Đặc sản Việt Nam là một sự kiện đặc biệt có ý nghĩa quan trọng.

Cuộc thi không chỉ nhằm tôn vinh nghệ thuật rang cà phê – một trong những công đoạn quan trọng nhất quyết định chất lượng và hương vị của cà phê đặc sản, mà còn là cơ hội để các nghệ nhân, các chuyên gia, các doanh nghiệp giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm, cùng chung tay nâng cao giá trị cà phê Việt Nam.

Để cà phê đặc sản vươn tầm thế giới

Buôn Ma Thuột được mệnh danh là “thủ phủ cà phê của Việt Nam”. Những năm gần đây, xu hướng cà phê đặc sản phát triển mạnh mẽ. Niên vụ cà phê năm 2023 – 2024, Việt Nam đã có mẫu cà phê Robusta được thế giới công nhận đạt 87,83 điểm – là mẫu cà phê Robusta ngon nhất thế giới. Đây là cơ hội giúp cà phê đặc sản Việt Nam nói chung, Đắk Lắk nói riêng nâng cao giá trị sản phẩm, khẳng định vị thế trên bản đồ thế giới.

Anh Lê Trung Hưng, Trưởng đại diện Công ty Intecom tại Thành phố Hồ Chí Minh, thành viên Ban Tổ chức Cuộc thi Rang Cà phê Đặc sản Việt Nam năm 2025 chia sẻ, Hiệp hội Cà phê đặc sản thế giới quy định rõ cà phê đặc sản phải có tính chất riêng và được các chuyên gia đánh giá trên 80 điểm.

Khoảng 3 năm trở lại đây, lượng cà phê Robusta Đắk Lắk vượt trội, các mẫu cà phê đạt chất lượng quy định chứng tỏ các nông hộ, hợp tác xã đã biết cách sản xuất lô cà phê đạt chuẩn. Đắk Lắk có lợi thế hơn các địa phương khác, từ năm 2018, đơn vị đã phối hợp với Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột tổ chức các lớp đào tạo cà phê đặc sản. Các lớp đào tạo thường xuyên tổ chức nên phong trào cà phê đặc sản tại Đắk Lắk phát triển. Bên cạnh đó, chính quyền tỉnh Đắk Lắk có sự quan tâm, đồng hành để ngành cà phê phát triển.

Hai năm trở lại đây, cà phê nhân xuất khẩu có giá thành khá cao, tạo nên bất lợi cho ngành cà phê đặc sản. Để hỗ trợ cà phê đặc sản phát triển, thị trường cần điều chỉnh sao cho phù hợp lợi ích đôi bên, đặc biệt, các bên cần có sự liên kết, trao đổi giữa các chuỗi, ông Hưng thông tin.

Là một trong những hộ sản xuất dòng cà phê đặc sản, anh Hồ Viết Phú, chủ hộ kinh doanh cà phê Viết Phú (tại huyện Cư M’gar, Đắk Lắk) cho biết, anh xây dựng sản xuất cà phê theo mô hình khép kín từ trồng, chăm sóc thu hoạch, chế biến, rang xay cà phê, với diện tích hơn 1ha. Với phân khúc cà phê đặc sản, anh thu sản lượng gần 3 tấn/năm, giá bán thành phẩm trên 600.000 đồng/kg.

Theo anh Phú, để phát triển cà phê đặc sản, cần có sự liên kết chặt chẽ giữa người nông dân, doanh nghiệp và cơ quan chức năng. Bên cạnh đó, người nông dân phải được đào tạo để sản xuất nguyên liệu đạt chuẩn, trong khi doanh nghiệp cần đầu tư vào chế biến sâu, rang xay và phát triển thương hiệu.

Phó Tổng Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xuất nhập khẩu 2/9 Đắk Lắk Nguyễn Tiến Dũng chia sẻ, với mục tiêu đưa cà phê Việt Nam vươn tầm thế giới, chúng ta kỳ vọng với cà phê đặc sản. Đặc biệt, cần tăng số lượng về chế biến sâu cà phê đặc sản, từ đó, mang lại giá trị cho mọi thành tố trong chuỗi liên kết để ngành cà phê phát triển thịnh vượng hơn.

Ông Trịnh Đức Minh, Chủ tịch Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột cho rằng, các nước trên thế giới tiêu dùng cà phê đặc sản từ những năm 1970, cường quốc sản xuất cà phê như Brazin đã phát triển cà phê đặc sản được hơn 20 năm. Tại Việt Nam, cà phê đặc sản mới khởi động gần 7 năm từ các cuộc thi nhân xanh, rang, pha chế. Do đó, theo ông Minh, để đưa ngành cà phê đặc sản vươn tầm, cần hòa nhập, đón bắt nhu cầu, xu hướng tiêu dùng cà phê thế giới.

Cà phê đặc sản có sự thay đổi hàng ngày, hàng giờ nên cần đón bắt xu hướng nhu cầu thị trường. Ngành cà phê cần tổ chức sản xuất vùng nguyên liệu cà phê đặc sản chất lượng cao với số lượng đủ lớn, ổn định. Bên cạnh đó, việc đưa cà phê đặc sản Việt Nam tham gia sâu hơn vào các sự kiện quốc tế cũng là một giải pháp quan trọng.

“Chúng ta cần tham gia sâu các sự kiện quảng bá cà phê quốc tế. Chúng ta làm trong nước rất tốt, nhưng cần đưa thêm những doanh nghiệp, thương hiệu từ các trang trại cà phê đến các hội chợ triển lãm chuyên ngành cà phê đặc sản ở quốc tế như châu Âu, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ... Các thị trường lớn sẽ tiêu thụ rất nhiều cà phê đặc sản”, ông Minh thông tin.

Cà phê đặc sản Việt Nam đang trên đà phát triển, tuy nhiên, để vươn tầm thế giới, cần có một chiến lược đồng bộ, từ phát triển vùng nguyên liệu, nâng cao kỹ thuật rang xay, đến quảng bá thương hiệu và mở rộng thị trường. Với sự vào cuộc của chính quyền, doanh nghiệp và người nông dân, ngành cà phê đặc sản Việt Nam nói chung, cà phê Buôn Ma Thuột nói riêng hoàn toàn có thể khẳng định vị thế trên bản đồ cà phê thế giới.

Theo Doanh nghiệp & Thương hiệu


Tin xem thêm

Brazil dỡ bỏ lệnh đình chỉ nhập khẩu cá rô phi Việt Nam

TIN NHANH DUYEN HAI
08/05/2025 06:00

Bộ Nông nghiệp và Chăn nuôi Brazil (MAPA) đã dỡ bỏ lệnh đình chỉ nhập khẩu cá rô phi của Việt Nam được áp dụng từ tháng 2/2024.

Chông chênh nghề nuôi cá vược

TIN NHANH DUYEN HAI
07/05/2025 06:00

Có lợi thế lớn về diện tích và mặt nước trải rộng nhưng nghề nuôi cá vược trên địa bàn xã Diễn Vạn vẫn đối diện với nhiều khó khăn, thách thức.

Xuất khẩu cá tra tăng 23% so với cùng kỳ năm trước

TIN NHANH DUYEN HAI
06/05/2025 06:00

Tháng 3/2025, tổng sản lượng cá tra Việt Nam xuất khẩu sang tất cả các thị trường đạt gần 79.000 tấn, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước.

Lan tỏa tinh thần sáng tạo và đưa công nghệ đến gần hơn với thế hệ trẻ Việt Nam

TIN NHANH DUYEN HAI
05/05/2025 06:00

Tiếp nối thành công của ngày hội công nghệ SIC Tech Day 2025 tại TPHCM, ngày 24/4, tại Trường Đại học Thủy Lợi (Hà Nội) Samsung Việt Nam tiếp tục tổ chức sự kiện này tại ...

Mít xuất khẩu: Tiềm năng lớn, rủi ro cũng không nhỏ

TIN NHANH DUYEN HAI
04/05/2025 06:00

Là loại trái cây nhiệt đới có sản lượng lớn và được thị trường Trung Quốc ưa chuộng, mít từng giúp nông dân Việt Nam có những mùa bội thu. Tuy nhiên, sự lệ thuộc vào một ...

Từ phụ phẩm thành tiền tỷ: Doanh nghiệp nhỏ làm chủ cuộc chơi nông nghiệp tuần hoàn

TIN NHANH DUYEN HAI
03/05/2025 06:00

Từ vỏ trái cây, bã cà phê đến chất thải chăn nuôi – những thứ từng bị bỏ đi, nay trở thành nguồn thu hàng tỷ đồng mỗi năm cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Họ không chỉ ki...

Cà phê Việt: Nhiều nhất thế giới nhưng chưa có tên trong ly

TIN NHANH DUYEN HAI
02/05/2025 06:00

Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới, nhưng phần lớn vẫn ở dạng thô, ẩn mình trong chuỗi giá trị mang thương hiệu nước ngoài. Làm sao để cà phê Việt...

Chứng nhận GAP – Chuẩn mực lớn, cánh cửa nhỏ

TIN NHANH DUYEN HAI
01/05/2025 06:00

Nhiều doanh nghiệp nhỏ và hợp tác xã ở nông thôn Việt Nam đang loay hoay đứng ngoài các chuỗi phân phối hiện đại chỉ vì thiếu một tấm giấy chứng nhận VietGAP, GlobalGAP. ...

Làn sóng doanh nghiệp mới trong nông nghiệp đang dâng cao

TIN NHANH DUYEN HAI
30/04/2025 06:00

Giới trẻ không còn rời quê để lập nghiệp. Trái lại, ngày càng nhiều doanh nghiệp mới – phần lớn do những người trẻ sáng lập – đang chọn nông nghiệp làm bệ phóng phát triể...