Varisme thúc đẩy hợp tác giáo dục - nông nghiệp với New Zealand
05/07/2025 06:00
Vừa qua, Lãnh đạo Trường Kalandra Education (New Zealand) có chuyến thăm và làm việc với Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam (VARISME) mở ra hướng hợp tác chiến lược, thiết thực và lâu dài trong hai lĩnh vực then chốt: đào tạo – chăm sóc sức khỏe và tư vấn – xúc tiến thương mại trong nông nghiệp.
Gắn kết từ giáo dục tới thực tiễn phát triển bền vững
Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Hà Nội, bà Christine Clark cùng đoàn công tác từ Trường Kalandra Education đã có buổi trao đổi sâu rộng với lãnh đạo VARISME về định hướng hợp tác giữa hai tổ chức. Tại đây, hai bên đã đi đến thống nhất ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) với nhiều nội dung thiết thực, xoay quanh chiến lược phát triển nhân lực và mở rộng hợp tác quốc tế cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
Chủ tịch Nguyễn Ngọc Quang chủ trì buổi làm việc tiếp đón đoàn Lãnh đạo Trường Kalandra Education (New Zealand)
Phát biểu tại buổi làm việc, ông Nguyễn Ngọc Quang – Chủ tịch VARISME khẳng định:
“Chúng tôi luôn tìm kiếm những đối tác đồng hành trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp nông thôn. Sự hợp tác với Kalandra Education sẽ góp phần đưa kiến thức, công nghệ và nhân lực chất lượng quốc tế vào các ngành nghề thiết yếu như chăm sóc sức khỏe và nông nghiệp sạch – hai trụ cột bền vững của kinh tế nông thôn.”
Về phía mình, bà Christine Clark nhấn mạnh:
“Chúng tôi không chỉ mang đến những chương trình đào tạo chất lượng cao mà còn mong muốn cùng VARISME xây dựng cầu nối giữa nhà trường – doanh nghiệp – địa phương, tạo ra chuỗi giá trị bền vững từ giáo dục tới nông nghiệp.”
Hợp tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe
Một trong những nội dung trọng tâm được hai bên thống nhất là phát triển hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và chăm sóc sức khỏe của Trường Kalandra. Trường hiện là cơ sở giáo dục hàng đầu tại New Zealand chuyên đào tạo về điều dưỡng, chăm sóc người cao tuổi và dịch vụ y tế cộng đồng. Kalandra mong muốn triển khai các chương trình tuyển sinh, đào tạo liên kết, trao đổi sinh viên và chuyển giao chương trình đào tạo cho đối tượng học viên Việt Nam.
VARISME sẽ là đơn vị đầu mối phối hợp tổ chức các hội thảo định hướng nghề nghiệp, giới thiệu chương trình học, hỗ trợ quy trình hồ sơ du học và học bổng. Đồng thời, Kalandra cam kết tiếp nhận sinh viên Việt Nam sang học tập tại New Zealand, cũng như triển khai chương trình đào tạo trực tuyến hoặc phối hợp giảng dạy tại Việt Nam.
Bên cạnh đào tạo, hai bên cũng hướng tới tổ chức các chương trình trao đổi chuyên gia, hội thảo về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, phục hồi chức năng và dịch vụ y tế cộng đồng – những lĩnh vực đang ngày càng có nhu cầu cao tại Việt Nam.
Hai bên tiến đến ký kết Biên bản ghi nhớ, đánh dấu bước khởi đầu chính thức của hành trình hợp tác
Xúc tiến thương mại – kết nối đầu tư – hợp tác nông nghiệp bền vững
Bên cạnh giáo dục, một hướng đi đột phá được xác lập trong khuôn khổ hợp tác lần này là kết nối doanh nghiệp, xúc tiến thương mại trong lĩnh vực nông – lâm – thủy sản, đặc biệt là nông nghiệp sạch và công nghệ cao. Theo đó, VARISME sẽ giới thiệu mạng lưới doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà đầu tư tiềm năng tại Việt Nam, trong khi phía Kalandra và các đối tác New Zealand sẽ kết nối các trang trại, trường đào tạo nông nghiệp, viện nghiên cứu và chuyên gia quốc tế.
Ngoài ra, việc xúc tiến xuất nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, thân thiện môi trường từ New Zealand vào Việt Nam và ngược lại cũng là nội dung quan trọng được quan tâm. VARISME kỳ vọng qua hợp tác này, các sản phẩm nông nghiệp sạch, hữu cơ của doanh nghiệp hội viên có thể tiếp cận thị trường quốc tế, đồng thời học hỏi quy trình quản lý, chế biến hiện đại từ bạn bè quốc tế.
Tiền đề cho một hành trình hợp tác dài hạn
Buổi làm việc kết thúc bằng việc ký kết Biên bản ghi nhớ giữa hai bên, đánh dấu bước khởi đầu chính thức của hành trình hợp tác. Các nội dung hợp tác sẽ được cụ thể hóa thành kế hoạch hành động, gắn với nhu cầu thực tiễn tại từng địa phương và doanh nghiệp.
Chuyến thăm của bà Christine Clark không chỉ mở ra cánh cửa hợp tác giáo dục – nông nghiệp giữa doanh nghiệp, tổ chức của Việt Nam và New Zealand, mà còn thể hiện tầm nhìn quốc tế và khát vọng đổi mới của VARISME trong vai trò kết nối – thúc đẩy sự phát triển bền vững cho cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và nông thôn Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.
Xuất khẩu sầu riêng giảm tháng thứ năm liên tiếp do Trung Quốc tăng cường kiểm soát kỹ thuật, khiến doanh nghiệp e ngại ký hợp đồng lớn vì lo ngại chậm thông quan, hàng d...
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2025 ghi nhận mức tăng gần 19%. Tuy nhiên, triển vọng cho...
Đối với tỉnh Cà Mau, cua biển là đối tượng thuỷ sản nuôi có giá trị kinh tế cao, chỉ sau con tôm. Những năm gần đây, nghề nuôi cua phát triển nhanh về diện tích, sản lượn...
CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, mã chứng khoán HAG) vừa khiến giới đầu tư bất ngờ khi Chủ tịch HĐQT Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) gửi tâm thư, chia sẻ về bức tranh kinh doanh 6...
Bất chấp nhiều thách thức, ngành nông nghiệp Việt Nam đang tăng tốc về đích với mục tiêu 65 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu trong năm 2025, theo kế hoạch vừa được Bộ trưởng Bộ...
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã nhập khẩu khoảng 56.000 tấn thịt heo tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh, với trị giá 149,66 t...
Sau thành công trong việc đưa sầu riêng chính ngạch vào Trung Quốc, Việt Nam đang tiếp tục nỗ lực mở cửa thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc cho trái bơ và sầu riêng.
Xuất khẩu nông sản của Việt Nam đang có một khởi đầu thuận lợi trong năm 2025. Chỉ trong 4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đã đạt gần 19,06 tỷ USD, tăng 22%...
Nhiều mặt hàng nông sản Việt được người tiêu dùng quốc tế ưa chuộng nhưng lại hiếm khi mang tên Việt Nam khi ra thị trường. Phần lớn được đóng gói theo yêu cầu của nhà nh...