Trồng lúa giảm phát thải, 8 doanh nghiệp gạo được thưởng 3,2 tỷ đồng
29/01/2025 06:00
Đây là kết quả từ việc tham gia Dự án "Chuyển đổi chuỗi giá trị lúa gạo ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững ở ĐBSCL - TRVC".
Mới đây, thông tin từ Dự án Chuyển đổi chuỗi giá trị lúa gạo ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững ở khu vực ĐBSCL (TRVC) cho biết, trong tháng 12/2024, ban tổ chức đã chi trả 200.000 đô la Úc (tương đương gần 3,2 tỷ đồng) tiền thưởng cho 8 doanh nghiệp cùng các nông hộ liên kết tham gia dự án trong mùa vụ đầu tiên.
Dự án TRVC do Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) phối hợp với các đối tác Việt Nam thực hiện, được tài trợ bởi Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT). Dự án TRVC được triển khai tại ba tỉnh ĐBSCL là An Giang, Kiên Giang và Đồng Tháp, những khu vực có diện tích trồng lúa lớn nhất cả nước.
Cán bộ tham quan Dự án "Chuyển đổi chuỗi giá trị lúa gạo ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững ở Đồng bằng sông Cửu Long". Ảnh CTV
Mục đích của dự án là góp phần trực tiếp vào việc giảm thiểu biến đổi khí hậu toàn cầu; đóng góp vào Đề án phát triển bền vững một triệu hecta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030 của Chính phủ; đồng thời góp phần xây dựng thương hiệu chất lượng cao của Việt Nam.
Báo cáo của TRVC cho biết, nhờ canh tác bằng phương pháp hiện đại, tăng cơ giới hóa, tiết kiệm giống, phân, thuốc trừ sâu, đồng thời tưới ngập khô xen kẽ, các ruộng lúa tham gia dự án đã giảm phát thải hơn 27.000 tấn CO2 so với ruộng đối chứng. Không chỉ giảm phát thải, bình quân các nông hộ tham gia dự án có mức lợi nhuận 54-64%.
Tiền thưởng được phân bổ theo lượng khí CO2 giảm phát thải mà các doanh nghiệp và nông dân liên kết đạt được, tiêu chí này được một đơn vị quốc tế đánh giá.
Ông Trần Trương Tấn Tài, Tổng giám đốc Công ty TNHH Lúa Gạo Việt Nam (Vinarice), cho biết doanh nghiệp này đã nhận được 28.633 đô la Úc (khoảng 450 triệu đồng) tiền thưởng sau vụ lúa đầu tiên liên kết cùng nông dân tham gia dự án.
Ông Tài cho biết thêm, tiền được phân phối theo tỷ lệ đã quy định từ trước, 50% được dùng để tái đầu tư, 30% được phân phối cho các nông hộ, 20% còn lại được phân phối cho các hợp tác xã và đội ngũ kỹ thuật tham gia dự án.
Dự án TRVC kéo dài đến năm 2027 với mục tiêu hỗ trợ 10 doanh nghiệp liên kết với 200.000 nông hộ và 50 - 60 hợp tác xã tại An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang. Dự án TRVC đặt kế hoạch chuyển đổi sản xuất lúa phát thải thấp trên diện tích 200.000 ha, góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu và cải thiện đời sống nông dân.
Tiếp nối thành công của ngày hội công nghệ SIC Tech Day 2025 tại TPHCM, ngày 24/4, tại Trường Đại học Thủy Lợi (Hà Nội) Samsung Việt Nam tiếp tục tổ chức sự kiện này tại ...
Là loại trái cây nhiệt đới có sản lượng lớn và được thị trường Trung Quốc ưa chuộng, mít từng giúp nông dân Việt Nam có những mùa bội thu. Tuy nhiên, sự lệ thuộc vào một ...
Từ vỏ trái cây, bã cà phê đến chất thải chăn nuôi – những thứ từng bị bỏ đi, nay trở thành nguồn thu hàng tỷ đồng mỗi năm cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Họ không chỉ ki...
Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới, nhưng phần lớn vẫn ở dạng thô, ẩn mình trong chuỗi giá trị mang thương hiệu nước ngoài. Làm sao để cà phê Việt...
Nhiều doanh nghiệp nhỏ và hợp tác xã ở nông thôn Việt Nam đang loay hoay đứng ngoài các chuỗi phân phối hiện đại chỉ vì thiếu một tấm giấy chứng nhận VietGAP, GlobalGAP. ...
Giới trẻ không còn rời quê để lập nghiệp. Trái lại, ngày càng nhiều doanh nghiệp mới – phần lớn do những người trẻ sáng lập – đang chọn nông nghiệp làm bệ phóng phát triể...