Trồng húng quế chế tinh dầu, thu nhập 300 - 400 triệu đồng mỗi năm

11/03/2025 06:00
Tinh dầu sau khi chiết xuất được gia đình bà Huyền bán với giá 1,5 - 1,8 triệu đồng/kg. Trung bình mỗi sào húng quế bà Huyền thu được 8 - 10kg tinh dầu/năm.

Nhận thấy tiềm năng và nhu cầu ngày càng lớn về sản phẩm tinh dầu chiết xuất từ cây dược liệu, 20 năm qua vợ chồng ông Lê Văn Tuấn - bà Mai Thị Huyền ở thôn Yên Bình, xã Mộc Bắc (thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) đã mạnh dạn chuyển đổi 10ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây húng quế, đem lại thu nhập ổn định 300 – 400 triệu đồng/năm.

Cây dễ trồng, chi phí thấp

Bà Huyền cho biết trong một lần được Hội Nông dân xã Mộc Bắc đưa sang huyện Văn Giang (tỉnh Hưng Yên) tham quan mô hình trồng cây dược liệu húng quế, bà rất tâm đắc. Nhận thấy cây húng quế phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu ở địa phương nên đầu năm 2004, vợ chồng bà Huyền mạnh dạn cải tạo, chuyển đổi toàn bộ diện tích trồng ngô, lúa của gia đình và đấu thầu thêm diện tích đất của các hộ lân cận lên tới 10ha để trồng cây húng quế.

Gia đình bà Huyền mạnh dạn chuyển đất lúa và thuê thêm đất để trồng húng quế chiết xuất tinh dầu. Ảnh: Trần Toản.

Gia đình bà Huyền mạnh dạn chuyển đất lúa và thuê thêm đất để trồng húng quế chiết xuất tinh dầu. Ảnh: Trần Toản.

Thời điểm đó việc trồng cây húng quế hoàn toàn mới lạ ở địa phương nên không ít người hoài nghi về “cuộc cách mạng" bỏ lúa, bỏ ngô để trồng húng quế của gia đình bà. "Gia đình tôi là hộ đầu tiên chuyển đổi từ trồng cây lúa sang trồng cây húng quế. Nhờ canh tác đúng kỹ thuật nên cây húng quế phát triển tốt, ít sâu bệnh, đầu ra ổn định, lợi nhuận tăng dần. Năm đầu tiên, 10ha cho thu hoạch 150 tấn cây húng quế tươi. Với giá bán 2 triệu đồng/tấn cây tươi, gia đình tôi đã lấy lại được vốn đầu tư và bắt đầu có lãi từ đợt thu hoạch năm thứ 2 trở đi”, bà Huyền hồ hởi kể.

Cây húng quế còn được gọi là É quế, húng chó, hương thái, là cây thân thảo sống quanh năm, sống được trên mọi địa hình. Tinh dầu là thành phần chủ yếu được tìm thấy trong cây húng quế, hàm lượng tinh dầu thu được cao nhất khi chiết xuất từ lúc cây đã ra hoa.

Theo kinh nghiệm của bà Huyền, thời điểm thích hợp để trồng cây húng quế là vào khoảng đầu tháng 2 âm lịch. Húng quế là cây ưa ánh sáng, phát triển mạnh vào mùa mưa, thời tiết nóng ẩm, thích hợp khi trồng ở đất thịt, đất phù sa. Do thời gian trồng và thu hoạch mỗi lứa ngắn nên chi phí đầu tư trồng cây húng quế khá thấp, chỉ khoảng 250.000 đồng/sào/vụ (sào 360m2).

Cây húng quế ở giai đoạn sau khi ra hoa cho hàm lượng, chất lượng tinh dầu tốt nhất. 

Cây húng quế ở giai đoạn sau khi ra hoa cho hàm lượng, chất lượng tinh dầu tốt nhất.

Khâu làm đất được gia đình bà Huyền lên luống cao 10cm, mỗi luống rộng từ 1 – 1,2m để dễ thoát nước khi gặp mưa. Công đoạn làm đất được thực hiện bằng máy cày để tạo sự tơi xốp, giàu mùn, độ pH trong đất luôn duy trì ổn định 6 – 7.

Về nguồn cây giống, sử dụng giống cây húng quế chất lượng cao, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được cung ứng từ các cơ sở uy tín. Lượng hạt giống 600 - 800gram/ha. Sau gieo hạt khoảng một tháng, cây cao gần 20cm, có 2 – 3 lá thật, khỏe mạnh, không bị dị tật cong queo thì đem trồng theo khoảng cách hàng cách hàng 20 - 25cm, cây cách cây 30cm. Sau khi trồng, tưới nước hàng ngày 2 lần vào buổi sáng và chiều muộn. Không tưới nước khi trời đang nắng nóng. Nên dùng các loại bình phun có tia nhỏ, mịn để tránh làm dập lá.

Cần sử dụng phân bón hợp lý, cân đối, ưu tiên sử dụng phân chuồng ủ hoại mục với lượng 300 - 400kg/sào; phân NPK, Super lân với lượng 8 - 10kg/sào. Khi bón, phân cần được rải và đảo đều trên mặt luống. Sau khi thu hoạch, cắt xong mỗi lứa, cây húng quế cần được bón thêm phân trùn quế, phân bò và các loại phân hữu cơ vi sinh, hữu cơ sinh học để cây phát triển tốt lứa sau.

Cây húng quế sau khi thu hoạch được đưa về chưng cất tinh dầu. Ảnh: Trần Toản.

Cây húng quế sau khi thu hoạch được đưa về chưng cất tinh dầu. Ảnh: Trần Toản.

Theo bà Huyền, cây húng quế thường mắc một số sâu bệnh như sâu xanh, bọ nhảy, nấm, thối cổ rễ, sâu xám, sâu khoang. Phương pháp phòng trừ sâu được bà Huyền vừa thực hiện theo phương pháp thủ công như ngắt ổ trứng, bắt giết sâu non khi mật độ sâu còn thấp (áp dụng đối với sâu xám, sâu khoang, sâu xanh), vừa kết hợp với sử dụng chế phẩm sinh học, thuốc bảo vệ thực vật áp dụng theo nguyên tắc "4 đúng".

“Cây húng quế ít bị sâu bệnh, chủ yếu bị cháy lá, dế cắn, sâu ăn lá. Để cây cho nhánh nhiều, sau trồng 15 – 20 ngày tôi nhổ bớt những cây nhỏ, còi cọc, cong queo và để lại những cây to, khỏe. Cây húng quế rất ưa đất nhiều mùn, xốp, do vậy đất ở bề mặt phải rải đều phân chuồng hoai mục, tro trấu để giúp cây giữ được độ ẩm. Cây húng quế thích độ ẩm cao nhưng không chịu được ngập nước khi thời tiết mưa kéo dài nên phải tiến hành lên luống, rãnh thoát nước dốc”, bà Huyền chia sẻ kinh nghiệm.

Húng quế là cây rất dễ trồng, sử dụng được cho nhiều mục đích.

Húng quế là cây rất dễ trồng, sử dụng được cho nhiều mục đích.

Thu nhập gấp 3 - 5 lần trồng lúa

Sau khi xuống giống khoảng 3 tháng, cây húng quế bắt đầu cho thu hoạch lứa đầu tiên. Nếu chăm sóc tốt, mỗi năm có thể thu hoạch 6 – 7 lứa, mỗi lứa cách nhau 20 – 25 ngày. Bà Huyền lưu ý, phải thu hoạch, cắt cây húng quế vào thời điểm thời tiết nắng ấm, khi cây cao tầm 1m thì dùng máy cắt cỏ hoặc liềm cắt với độ dài 70cm (2/3 thân cây) tính từ ngọn xuống gốc, sau đó tiến hành phơi qua nắng (không được quá khô).

Nhờ tuân thủ nghiêm quy trình kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, vườn húng quế nhà bà Huyền cho năng suất bình quân 114kg/sào/năm (tương đương khoảng 31 tấn/ha) húng quế tươi.

Công đoạn chưng cất tinh dầu được gia đình bà Huyền tiến hành ngay sau khi thu hoạch. Trước tiên cho lượng nước từ 300 – 400 lít vào nồi rồi cho nguyên liệu vào nấu. Thời gian chưng cất kéo dài khoảng 4 giờ theo phương pháp thủ công đốt bằng củi. Trung bình mỗi sào húng quế bà Huyền thu được 8 - 10kg tinh dầu/năm.

Trồng húng quế chiết xuất tinh dầu khá nhàn, thu nhập gấp 3 - 5 lần trồng lúa.

Trồng húng quế chiết xuất tinh dầu khá nhàn, thu nhập gấp 3 - 5 lần trồng lúa.

Việc bảo quản tinh dầu cũng không quá cầu kỳ, chỉ cần điều kiện nhiệt độ dưới 30°C, tránh ánh nắng trực tiếp. Tinh dầu húng quế có mùi thơm đặc trưng, vị hơi đắng, tê đầu lưỡi. Sản phẩm tinh dầu húng quế thường được sử dụng làm thuốc chữa bệnh, tạo hương vị cho các món ăn, để đuổi muỗi, mỹ phẩm làm đẹp, nước hoa, chăm sóc sức khỏe...

Tinh dầu sau khi chiết xuất được gia đình bà Huyền bán với giá 1,5 – 1,8 triệu đồng/kg. Tính ra, so với trồng lúa và các loại cây rau màu khác, cây húng quế cho thu nhập cao gấp 3 – 5 lần. Tinh dầu húng quế của gia đình bà Huyền được tiêu thụ ở nhiều tỉnh, thành như Hà Nam, Hà Nội, Ninh Bình, Thái Bình, Thanh Hóa, Quảng Trị...

Hiện gia đình bà Huyền tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động địa phương với các công việc như làm cỏ, bừa đất, trồng cây, cắt, sơ chế cây húng quế với thu nhập 7 - 8 triệu đồng/người/tháng.

Theo Doanh nghiệp & Thương hiệu


Tin xem thêm

Brazil dỡ bỏ lệnh đình chỉ nhập khẩu cá rô phi Việt Nam

TIN NHANH DUYEN HAI
08/05/2025 06:00

Bộ Nông nghiệp và Chăn nuôi Brazil (MAPA) đã dỡ bỏ lệnh đình chỉ nhập khẩu cá rô phi của Việt Nam được áp dụng từ tháng 2/2024.

Chông chênh nghề nuôi cá vược

TIN NHANH DUYEN HAI
07/05/2025 06:00

Có lợi thế lớn về diện tích và mặt nước trải rộng nhưng nghề nuôi cá vược trên địa bàn xã Diễn Vạn vẫn đối diện với nhiều khó khăn, thách thức.

Xuất khẩu cá tra tăng 23% so với cùng kỳ năm trước

TIN NHANH DUYEN HAI
06/05/2025 06:00

Tháng 3/2025, tổng sản lượng cá tra Việt Nam xuất khẩu sang tất cả các thị trường đạt gần 79.000 tấn, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước.

Lan tỏa tinh thần sáng tạo và đưa công nghệ đến gần hơn với thế hệ trẻ Việt Nam

TIN NHANH DUYEN HAI
05/05/2025 06:00

Tiếp nối thành công của ngày hội công nghệ SIC Tech Day 2025 tại TPHCM, ngày 24/4, tại Trường Đại học Thủy Lợi (Hà Nội) Samsung Việt Nam tiếp tục tổ chức sự kiện này tại ...

Mít xuất khẩu: Tiềm năng lớn, rủi ro cũng không nhỏ

TIN NHANH DUYEN HAI
04/05/2025 06:00

Là loại trái cây nhiệt đới có sản lượng lớn và được thị trường Trung Quốc ưa chuộng, mít từng giúp nông dân Việt Nam có những mùa bội thu. Tuy nhiên, sự lệ thuộc vào một ...

Từ phụ phẩm thành tiền tỷ: Doanh nghiệp nhỏ làm chủ cuộc chơi nông nghiệp tuần hoàn

TIN NHANH DUYEN HAI
03/05/2025 06:00

Từ vỏ trái cây, bã cà phê đến chất thải chăn nuôi – những thứ từng bị bỏ đi, nay trở thành nguồn thu hàng tỷ đồng mỗi năm cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Họ không chỉ ki...

Cà phê Việt: Nhiều nhất thế giới nhưng chưa có tên trong ly

TIN NHANH DUYEN HAI
02/05/2025 06:00

Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới, nhưng phần lớn vẫn ở dạng thô, ẩn mình trong chuỗi giá trị mang thương hiệu nước ngoài. Làm sao để cà phê Việt...

Chứng nhận GAP – Chuẩn mực lớn, cánh cửa nhỏ

TIN NHANH DUYEN HAI
01/05/2025 06:00

Nhiều doanh nghiệp nhỏ và hợp tác xã ở nông thôn Việt Nam đang loay hoay đứng ngoài các chuỗi phân phối hiện đại chỉ vì thiếu một tấm giấy chứng nhận VietGAP, GlobalGAP. ...

Làn sóng doanh nghiệp mới trong nông nghiệp đang dâng cao

TIN NHANH DUYEN HAI
30/04/2025 06:00

Giới trẻ không còn rời quê để lập nghiệp. Trái lại, ngày càng nhiều doanh nghiệp mới – phần lớn do những người trẻ sáng lập – đang chọn nông nghiệp làm bệ phóng phát triể...