Sản xuất chè liên kết, nông dân hết lo âu

13/05/2025 06:00
Những đồi keo èo uột được xã Sơn Hồng vận động phá bỏ chuyển sang trồng chè liên kết. Kết quả, sau 2 năm chăm bón, nhiều hộ thu hàng trăm triệu đồng/ha.

Sản phẩm được bao tiêu sau thu hoạch

Sơn Hồng là xã biên giới của huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Chừng 20 năm về trước, địa phương này là điểm nóng phá rừng. Bà con sinh sống hoàn toàn dựa vào khai thác gỗ, săn bắt động vật rừng.

Sau khi Chính phủ đóng cửa rừng, qua thời gian, ý thức của người dân về bảo vệ rừng được nâng lên rõ rệt. Bây giờ, đại bộ phận thanh niên trai tráng học THPT xong ly hương vào Nam - ra Bắc hoặc đi xuất khẩu lao động để kiếm kế sinh nhai.

Thế hệ trung niên ở lại địa phương làm phụ hồ, khai thác mật ong hoặc trồng keo nguyên liệu. Tuy nhiên, trồng keo liên tục khiến đất bạc màu, dễ xói mòn, ảnh hưởng đến môi trường, đặc biệt, hiệu quả kinh tế đem lại khiêm tốn do giao thông đi lại khó khăn, đầu ra bị thương lái ép giá.

Trồng chè liên kết với Xí nghiệp chè Tây Sơn đem lại thu nhập cao và ổn định cho người dân. Ảnh: Thanh Nga.

Trồng chè liên kết với Xí nghiệp chè Tây Sơn đem lại thu nhập cao và ổn định cho người dân. Ảnh: Thanh Nga.

Năm 2017, sau một số lần chuyển đổi cây trồng thất bại, xã Sơn Hồng vận động người dân trồng keo tại khu vực Đồi Lấu chuyển sang trồng chè công nghiệp liên kết với Xí nghiệp Chè Tây Sơn. Theo đó, đầu vào như cây giống, khoa học kỹ thuật được doanh nghiệp cung cấp, hỗ trợ; đồng thời bao tiêu toàn bộ sản phẩm sau thu hoạch.

Đặc biệt, việc chuyển đổi cây trồng giai đoạn này còn nhận được hỗ trợ 20 triệu đồng/ha theo Quyết định 09/2016/QĐ-UBND ngày 18/3/2016 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về “Chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp”. Bởi vậy, nhiều hộ dân trong khu vực mạnh dạn phá bỏ diện tích keo mới trồng hơn 1 năm chuyển đổi sang trồng chè.

“Lúc bấy giờ nhiều hộ hồ hởi nhưng kết quả khá ảm đạm. Liên tục 2 năm 2017, 2018 mưa lũ và nắng hạn khiến phần lớn diện tích chè mới trồng chết sạch. Sau đó không ít hộ bi quan, chán nản, định nhổ chè trồng keo trở lại”, ông Nguyễn Khánh Hòa, Chủ tịch UBND xã Sơn Hồng nói.

Theo ông, để tránh thất bại thêm lần nữa, chính quyền xã tích cực tuyên truyền vận động các hộ thay thế những cây bị chết bằng cây mới và tập trung chăm sóc.

Kết quả, 4 ha tại Đồi Lấu của hơn 10 hộ dân dần hồi sinh và cho thu nhập tốt vào đầu năm 2019. Kể từ đó, người dân thôn 2 mạnh dạn mở rộng diện tích chè liên kết sang các đồi Mãn Linh, Ba Rộc, nâng quy mô diện tích đến nay lên đạt hơn 10 ha.

Ông Phạm Đình Chuyên, thôn 2, xã Sơn Hồng là một trong những hộ tiên phong phá bỏ 1 ha keo hiệu quả kinh tế thấp chuyển sang liên kết trồng chè với Xí nghiệp Chè Tây Sơn. Những năm đầu mới trồng, cây chè chưa thích nghi với thời tiết, thổ nhưỡng và bà con chưa quen kỹ thuật chăm sóc nên cây bị chết nhiều.

“Năm 2020 chè của gia đình tôi bắt đầu cho thu hoạch. Qua từng năm năng suất, sản lượng tăng dần. Riêng vụ thu hoạch năm 2024, gia đình thu về hơn 100 triệu từ bán chè búp tươi”, ông Chuyên cho hay.

Vận động người dân mở rộng diện tích

Cùng chung sự phấn khởi, năm ngoái, vườn chè rộng hơn 1 ha của ông Đào Công Đức (SN 1959), trú cùng thôn 2 thu hoạch được 16 tấn, với giá bán 7.600 đồng/kg, ông thu về hơn 120 triệu đồng.

Theo ông Nguyễn Đức Thịnh, Tổ trưởng Tổ hợp tác chè Sơn Hồng (thuộc Xí nghiệp Chè Tây Sơn), năm 2024 toàn bộ diện tích trên 10 ha của tổ cho sản lượng hơn 130 tấn, mang lại nguồn thu trên 1 tỷ đồng. Đây là năm được mùa nhất từ trước tới nay.

Thay đổi nhận thức của người dân để mở rộng diện tích chè. Ảnh: Thanh Nga.

Thay đổi nhận thức của người dân để mở rộng diện tích chè. Ảnh: Thanh Nga.

“So sánh với cây keo, cam, bưởi, phải khẳng định hiệu quả kinh tế cây chè đem lại cao hơn nhiều. Chưa kể cây trồng này không phải đối mặt với tình trạng được mùa mất giá, được giá mất mùa như các loại nông sản khác vì nhu cầu thu mua của Xí nghiệp Chè Tây Sơn rất lớn. Tuy nhiên, việc mở rộng thêm diện tích gặp không ít khó khăn vì địa phương quá ít nhân công lao động”, ông Thịnh chia sẻ.

Ông Nguyễn Khánh Hòa, Chủ tịch xã Sơn Hồng cho hay, chủ trương của huyện Hương Sơn năm 2025 sẽ mở rộng diện tích trồng chè ở Sơn Hồng thêm 5 ha, nhưng đến nay toàn xã mới thực hiện được 1 ha. Nguyên nhân một phần do quỹ đất hộ gia đình ít nên bà con ưu tiên trồng ngô làm thức ăn nuôi hươu, số còn lại đang nặng tư tưởng “ăn xổi ở thì”, lựa chọn cây ngắn ngày để nhanh cho thu nhập. Bởi vậy, xã cần thời gian để tiếp tục vận động mở rộng diện tích.

Theo Doanh nghiệp & Thương hiệu


Tin xem thêm

Sản xuất chè liên kết, nông dân hết lo âu

TIN NHANH DUYEN HAI
13/05/2025 06:00

Những đồi keo èo uột được xã Sơn Hồng vận động phá bỏ chuyển sang trồng chè liên kết. Kết quả, sau 2 năm chăm bón, nhiều hộ thu hàng trăm triệu đồng/ha.

Thanh long Việt Nam mở đường vào Ấn Độ và Trung Đông: Cơ hội mới sau một giai đoạn phụ thuộc

TIN NHANH DUYEN HAI
12/05/2025 06:00

Trong nhiều năm, Trung Quốc chiếm tới 80–90% thị trường xuất khẩu thanh long của Việt Nam. Tuy nhiên, những thay đổi chính sách nhập khẩu gần đây từ Trung Quốc, cùng với ...

Sản lượng thủy sản 4 tháng đầu năm ước đạt hơn 2.787 nghìn tấn

TIN NHANH DUYEN HAI
11/05/2025 06:00

Theo báo cáo của Cục Thống kê (Bộ Tài chính), trong tháng 4-2025, sản lượng thủy sản ước đạt 794,4 nghìn tấn, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Cá đạt 569,7 ng...

Bơ Tây Nguyên được giá vì... mất mùa

TIN NHANH DUYEN HAI
10/05/2025 06:00

Mùa bơ năm nay tại Tây Nguyên đang chứng kiến nghịch lý “được giá nhưng mất mùa”. Trong khi giá bơ tăng cao hơn so với các năm trước thì sản lượng lại giảm do thời tiết v...

Xuất khẩu chuối chính ngạch sang Trung Quốc: Những bước chuyển buộc phải làm

TIN NHANH DUYEN HAI
09/05/2025 06:00

Xuất khẩu chuối chính ngạch sang Trung Quốc đang có số lượng gia tăng đáng kể. Tuy nhiên, đã đến lúc phải đầu tư có chiều sâu trong sản xuất để đáp ứng nhu cập nghiêm ngặ...

Brazil dỡ bỏ lệnh đình chỉ nhập khẩu cá rô phi Việt Nam

TIN NHANH DUYEN HAI
08/05/2025 06:00

Bộ Nông nghiệp và Chăn nuôi Brazil (MAPA) đã dỡ bỏ lệnh đình chỉ nhập khẩu cá rô phi của Việt Nam được áp dụng từ tháng 2/2024.

Chông chênh nghề nuôi cá vược

TIN NHANH DUYEN HAI
07/05/2025 06:00

Có lợi thế lớn về diện tích và mặt nước trải rộng nhưng nghề nuôi cá vược trên địa bàn xã Diễn Vạn vẫn đối diện với nhiều khó khăn, thách thức.

Xuất khẩu cá tra tăng 23% so với cùng kỳ năm trước

TIN NHANH DUYEN HAI
06/05/2025 06:00

Tháng 3/2025, tổng sản lượng cá tra Việt Nam xuất khẩu sang tất cả các thị trường đạt gần 79.000 tấn, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước.

Lan tỏa tinh thần sáng tạo và đưa công nghệ đến gần hơn với thế hệ trẻ Việt Nam

TIN NHANH DUYEN HAI
05/05/2025 06:00

Tiếp nối thành công của ngày hội công nghệ SIC Tech Day 2025 tại TPHCM, ngày 24/4, tại Trường Đại học Thủy Lợi (Hà Nội) Samsung Việt Nam tiếp tục tổ chức sự kiện này tại ...