Phát triển nông nghiệp tuần hoàn tạo giá trị bền vững

07/03/2025 06:00
Nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu đang bị đe dọa bởi tình trạng suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu. Việc chuyển đổi mô hình từ kinh tế tuyến tính sang kinh tế nông nghiệp tuần hoàn sẽ giúp phát triển bền vững các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp.
Phát triển nông nghiệp tuần hoàn tạo giá trị bền vững- Ảnh 1.

Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp dựa trên cơ sở đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Lan tỏa các mô hình hiệu quả của địa phương

Trong điều kiện biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường đã đặt ra nhiều thách thức lớn, mô hình kinh tế tuần hoàn nổi lên như một giải pháp chiến lược giúp Sơn La phát triển nền nông nghiệp xanh, nhanh và bền vững.

Trong lĩnh vực chăn nuôi, tỉnh đã xây dựng 2.838 công trình biogas qua Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững và Chương trình khí sinh học, góp phần giảm ô nhiễm, tiết kiệm chi phí sản xuất.

Những mô hình tuần hoàn khép kín trong nông nghiệp được phát triển rộng rãi, tiêu biểu như chăn nuôi gà thịt bằng đệm lót sinh học, không có mùi hôi ảnh hưởng tới khu vực dân cư. Đệm lót sinh học sau khi nuôi gà được tái sử dụng ủ làm phân hữu cơ bón cho cây trồng, có tác dụng cải tạo đất. Phân trâu, bò được sử dụng để nuôi giun quế làm thức ăn cho gà, phân giun dùng để bón cho cây trồng... Các quy trình khép kín đó đã góp phần hạn chế lây lan dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Trung tâm Khuyến nông Sơn La cũng đã thúc đẩy các mô hình trồng trọt theo chuỗi giá trị, đặc biệt vừa qua đã triển khai sản xuất lúa hữu cơ trên diện tích 120ha. Quy trình sản xuất lúa không dùng thuốc trừ cỏ, thuốc bảo vệ thực vật hay phân bón hóa học, giúp bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường. Người dân dần thay đổi tập quán canh tác, hướng đến nền nông nghiệp hữu cơ và bền vững.

Tại tỉnh Hậu Giang, việc khuyến khích các mô hình nông nghiệp tuần hoàn mạnh mẽ hơn khi tỉnh đã có chính sách hỗ trợ, ngành nông nghiệp xây dựng mô hình và chuyển giao, nhân rộng. Ông Lê Minh Thắng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh Hậu Giang cho biết, từ năm 2022, mô hình "Chuỗi sản xuất nông nghiệp tuần hoàn" đã được đơn vị triển khai, xây dựng và hỗ trợ, chuyển giao cho nông dân tại các huyện Vị Thủy, Châu Thành, Châu Thành A, Long Mỹ, Phụng Hiệp và thị xã Long Mỹ, thành phố Vị Thanh.

Tổng kinh phí hỗ trợ thực hiện các mô hình là hơn 2,3 tỷ đồng, trong đó nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ 1,22 tỷ đồng, các hộ dân tham gia mô hình đối ứng 1,08 tỷ đồng. Việc triển khai thực hiện mô hình "Chuỗi sản xuất nông nghiệp tuần hoàn" được nhiều bà con nông dân quan tâm, quy trình thực hiện có tính liên kết, tuần hoàn, tận dụng tối đa chất thải làm nguyên liệu đầu vào, giảm chi phí sản xuất.

Tham gia mô hình, nông dân được chọn các chuỗi sản xuất tuần hoàn gồm: Nhóm nuôi bò, nuôi trùn quế, trồng cỏ, cây ăn trái, rau màu và nuôi cá, lươn, vịt; nhóm nuôi dê, ủ phân hữu cơ, làm biogas, trồng mít, mãng cầu xiêm, nuôi cá; nhóm nuôi heo sinh sản, heo thịt, làm biogas, ủ phân hữu cơ, trồng cây cảnh, cây ăn trái, nuôi cá. Hộ được ưu tiên chọn tham gia mô hình là thành viên các hợp tác xã hoặc tổ hợp tác và cam kết áp dụng theo đúng quy trình kỹ thuật được tập huấn.

Ngành nông nghiệp bám sát lộ trình kinh tế tuần hoàn

PGS.TS. Trần Trọng Phương, Trưởng khoa Tài nguyên và Môi trường (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) chia sẻ, môi trường nông nghiệp, nông thôn không những chịu sức ép trực tiếp từ hoạt động sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân nông thôn mà còn chịu tác động từ hoạt động của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và khu vực đô thị lân cận. Nguy cơ ô nhiễm môi trường từ hoạt động trồng trọt, chăn nuôi; nuôi trồng và chế biến thuỷ hải sản; chế biến nông sản, thực phẩm; phát triển làng nghề và tiểu thủ công nghiệp; chất thải rắn sinh hoạt nông thôn cộng với tình hình biến đổi khí hậu đang diễn biến phức tạp, khó lường đã đe doạ trực tiếp tới chất lượng môi trường, cảnh quan thiên nhiên và sự phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn nước ta.

Đứng trước thực trạng này, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, Việt Nam đã có lộ trình, định hướng phát triển kinh tế tuần hoàn, thể hiện qua các chủ trương, chính sách được ban hành trong thời gian qua. Khái niệm kinh tế tuần hoàn được đưa ra trong Điều 142 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

Ngành NN&PTNT đang thúc đẩy ứng dụng và triển khai nông nghiệp tuần hoàn được thể hiện rất rõ trong Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đề án Phát triển khoa học và ứng dụng, chuyển giao công nghệ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp đến năm 2030.

Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp dựa trên cơ sở đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực trong nông nghiệp, gia tăng giá trị nông sản, tăng tỷ lệ phụ phẩm nông nghiệp được tái sử dụng, tái chế, bảo vệ môi trường, tạo việc làm, thúc đẩy quá trình chuyển đổi nông nghiệp xanh, phát thải thấp.

Một số mục tiêu cụ thể được ngành NN&PTNT đề ra đến năm 2030 là ít nhất 20% nhiệm vụ khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp được nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao phục vụ phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp. Tổn thất sau thu hoạch các mặt hàng nông lâm thủy sản chủ lực giảm 0,5% đến 1%/năm.

Trong lĩnh vực trồng trọt, 50% phụ phẩm của các mặt hàng chủ lực được xử lý và tái chế, tái sử dụng, trong đó 80% rơm rạ được áp dụng công nghệ được thu gom và tái sử dụng.

Trong lĩnh vực chăn nuôi, 60% hộ gia đình và 100% trang trại áp dụng các công nghệ và kỹ thuật xử lý chất thải chăn nuôi và được tái sử dụng.

Trong lĩnh vực thủy sản, 50% bùn thải và 50% nước thải trong các trang trại nuôi trồng thủy sản được xử lý và tái sử dụng, 100% phụ phẩm của công nghiệp chế biến tôm và cá tra được áp dụng công nghệ xử lý và tái sử dụng.

Trong lĩnh vực lâm nghiệp, 50% lượng phụ phẩm trong khai thác, chế biến gỗ được sử dụng sản xuất nhiên liệu sinh học hoặc các sản phẩm từ gỗ như gỗ ván nhân tạo.

Xây dựng, hoàn thiện và đưa vào áp dụng các quy trình quản lý, sử dụng chất thải và tái chế, tái sử dụng các phụ phẩm cho các mặt hàng chủ lực.

100% cán bộ khuyến nông, tổ khuyến nông cộng đồng được tập huấn các quy trình xử lý, tái chế chất thải, phụ phẩm đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực.

80% trang trại và 50 % hợp tác xã được tiếp cận với các quy trình quản lý, sử dụng chất thải và tái chế, tái sử dụng các phụ phẩm, các công nghệ xử lý chất thải và tái chế phụ phẩm trong nông nghiệp.

Việc áp dụng công nghệ kinh tế tuần hoàn trong các trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp giúp tăng ít nhất 20% giá trị gia tăng trong chuỗi ngành hàng nông sản.

Theo Doanh nghiệp & Thương hiệu


Tin xem thêm

Kiểm soát chặt dư lượng kim loại nặng và chất vàng O

TIN NHANH DUYEN HAI
22/03/2025 06:00

Ngành chức năng tỉnh Lâm Đồng đề nghị kiểm tra, giám sát chặt các đối tượng kiểm dịch thực vật và dư lượng kim loại nặng Cadimi cùng chất vàng O trên sầu riêng.

Cánh đồng khoai tây canh tác bền vững cho năng suất tăng 30%

TIN NHANH DUYEN HAI
21/03/2025 06:00

Mô hình sản xuất khoai tây bền vững tại Thị xã Quế Võ (Bắc Ninh) theo quy trình canh tác bền vững cho năng suất tăng 30% so với truyền thống.

Cung ứng vốn cho sản xuất, thu mua tạm trữ và xuất khẩu gạo

TIN NHANH DUYEN HAI
20/03/2025 06:00

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có công văn đề nghị các ngân hàng thương mại (NHTM) cung ứng vốn tín dụng phục vụ sản xuất, chế biến, thu mua tạm trữ và xuất khẩu gạo khu v...

Sơn La: Nhiều mô hình trồng cây ăn quả thu nhập 400 triệu đồng/ha

TIN NHANH DUYEN HAI
19/03/2025 06:00

Nhiều hộ nông dân ở Sơn La từ trồng cây ăn quả đã vươn lên thoát nghèo và trở thành triệu phú, tỷ phú.

Lào Cai bảo tồn, nhân rộng giống chè đặc sản

TIN NHANH DUYEN HAI
18/03/2025 06:00

Huyện Bát Xát (Lào Cai) đang bảo tồn giống chè shan cổ thụ. Những cây chè shan 10 tuổi trở lên, không sâu bệnh, năng suất cao được lấy hạt ươm giống để nhân rộng.

Trang trại kiểu mẫu của anh Hoàng Văn Tuấn trên vùng đất lịch sử

TIN NHANH DUYEN HAI
17/03/2025 06:00

Thôn Chư Bồ 1, xã Ia Kla, huyện biên giới Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) không chỉ là vùng đất ghi dấu chiến thắng hào hùng của Sư đoàn 320 trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nướ...

Lý Sơn vào mùa tỏi chín

TIN NHANH DUYEN HAI
16/03/2025 06:00

Nông dân Lý Sơn rất phấn khởi vì thời tiết thuận, tỏi được mùa, sản lượng cao hơn mọi năm.

Canh tác lúa giảm phát thải, lợi nhuận tăng, khí nhà kính giảm

TIN NHANH DUYEN HAI
15/03/2025 06:00

Các mô hình thí điểm canh tác lúa giảm phát thải đang được thực hiện ở ĐBSCL cho thấy triển vọng về tăng hiệu quả kinh tế và giảm phát thải khí nhà kính.

Canh tác cây bạc hà trong nhà màng phục vụ việc chiết xuất tinh dầu cho hiệu quả cao

TIN NHANH DUYEN HAI
14/03/2025 06:00

Các nhà khoa học Việt Nam đã nghiên cứu canh tác cây bạc hà trong nhà màng phục vụ việc chiết xuất tinh dầu cho hiệu quả cao.