Nông nghiệp sinh thái: Hướng đi bền vững cho tương lai

09/02/2025 06:00
Mục tiêu của nông nghiệp sinh thái là tối ưu hóa mối tương tác giữa cây trồng, vật nuôi, con người và môi trường, xây dựng hệ thống lương thực, thực phẩm công bằng.
Nông nghiệp sinh thái hướng đến xây dựng hệ thống lương thực, thực phẩm công bằng. Ảnh: Dự án ASSET. 

Nông nghiệp sinh thái hướng đến xây dựng hệ thống lương thực, thực phẩm công bằng. Ảnh: Dự án ASSET.

Theo định nghĩa của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), nông nghiệp sinh thái là phương pháp phát triển hệ thống nông nghiệp và xã hội theo hướng bình đẳng và bền vững. Về mặt sinh thái, tất cả các sinh vật đều được coi là bình đẳng.

FAO đã đưa ra 13 nguyên tắc của nông nghiệp sinh thái, trong đó nhấn mạnh ba yếu tố cốt lõi. Thứ nhất, nông nghiệp sinh thái khuyến khích sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và các nguồn tài nguyên sẵn có, bao gồm việc tận dụng phụ phẩm trong sản xuất.

Thứ hai, phương pháp này tập trung phục hồi năng lực của các hệ thống nông nghiệp và thực phẩm, đảm bảo các hoạt động sản xuất trả lại giá trị cho môi trường tự nhiên.

Cuối cùng, nông nghiệp sinh thái đặt mục tiêu đảm bảo công bằng giữa các thành phần tham gia trong hệ thống, từ người sản xuất đến người tiêu dùng.

Với tiếp cận này, nông nghiệp sinh thái không chỉ hướng tới việc bảo vệ môi trường mà còn thúc đẩy xã hội bền vững, nơi con người và thiên nhiên có thể cùng phát triển hài hòa. Báo Nông nghiệp Việt Nam trân trọng giới thiệu 13 nguyên tắc của nông nghiệp sinh thái, nhìn từ dự án “Chuyển đổi nông nghiệp sinh thái và hệ thống thực phẩm an toàn” (ASSET).

1. Sử dụng tài nguyên hiệu quả

Nông nghiệp sinh thái đề cao việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên tối ưu ở mọi quy mô, từ đồng ruộng đến nông trại và doanh nghiệp:

Quy mô đồng ruộng: Trồng các loại cây sinh khối trước và sau vụ chính giúp tái tạo dinh dưỡng cho đất, cải thiện chất lượng đất mà không cần phụ thuộc vào phân bón hóa học.

Quy mô nông trại: Tận dụng nguồn phân chuồng, chất thải sinh hoạt và tàn dư cây trồng để tái sử dụng, giảm thiểu lãng phí và ô nhiễm môi trường.

Quy mô doanh nghiệp: Áp dụng các công nghệ tái chế và quy trình khép kín để tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên, hướng đến phát triển bền vững và thân thiện với môi trường.

2. Cải thiện khả năng tự cung cấp của hệ thống nông nghiệp

Hệ thống nông nghiệp bền vững là hệ thống tự cung cấp và hoạt động khép kín, giúp giảm chi phí sản xuất và giảm tác động tiêu cực đến môi trường. Tại Việt Nam, mô hình VAC (vườn - ao - chuồng) là ví dụ điển hình. Các giải pháp như sử dụng biogas và trùn quế không chỉ xử lý chất thải mà còn tái tạo năng lượng và cải thiện đất trồng.

Việc cải thiện khả năng tự cung cấp giúp giảm phụ thuộc vào phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật hóa học, từ đó giảm chi phí đầu vào và hạn chế những tác động tiêu cực đến môi trường.

3. Phục hồi sức khỏe đất

Phục hồi đất là ưu tiên quan trọng trong nông nghiệp sinh thái, nhất là ở các khu vực chịu tác động nghiêm trọng từ xói mòn và thoái hóa đất. Như tại tỉnh Sơn La, đất nông nghiệp thường có tầng đá mỏng, dễ bị xói mòn do các tập quán canh tác truyền thống như đốt nương làm rẫy. Sau mỗi mùa đốt, các cơn mưa lớn cuốn trôi dinh dưỡng, làm đất ngày càng bạc màu và mất khả năng sản xuất.

Các dự án nông nghiệp sinh thái đã giúp thay đổi nhận thức và hành động của nông dân. Thông qua các giải pháp như trồng cây che phủ đất, sử dụng phân hữu cơ, hạn chế đốt nương, nông dân đã được hướng dẫn cách phục hồi đất và giữ gìn tài nguyên cho thế hệ tương lai.

Thông qua giải pháp như trồng cây che phủ đất, nông dân hiểu cách phục hồi đất và giữ gìn tài nguyên cho thế hệ tương lai. Ảnh: Quỳnh Chi. 

Thông qua giải pháp như trồng cây che phủ đất, nông dân hiểu cách phục hồi đất và giữ gìn tài nguyên cho thế hệ tương lai. Ảnh: Quỳnh Chi.

4. Phúc lợi động vật

Nông nghiệp sinh thái đặt trọng tâm vào việc cải thiện phúc lợi động vật, xem vật nuôi không chỉ là nguồn lợi mà còn là bạn đồng hành, đóng góp vào sự cân bằng sinh thái.

Theo quan điểm sinh thái, các sinh vật đều bình đẳng và có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau. Khi con người chăm sóc tốt vật nuôi, chúng cũng đáp lại bằng những lợi ích thiết thực. Tuy nhiên, ở các tỉnh phía bắc Việt Nam, đặc biệt trong mùa đông, rét đậm rét hại vẫn là thách thức lớn, dẫn đến nguy cơ chết rét trâu bò. Vì vậy, cải thiện chuồng trại và kỹ thuật chăm sóc là vô cùng cần thiết.

Ngoài ra, tiêm vacxin đầy đủ không chỉ bảo vệ vật nuôi mà còn giúp giảm rủi ro lây lan dịch bệnh trong hệ sinh thái nông nghiệp. Tập trung vào nguồn thức ăn sạch, đầy đủ dưỡng chất để vật nuôi phát triển khỏe mạnh.

5. Duy trì và phục hồi đa dạng sinh học

Đa dạng sinh học là nền tảng của nông nghiệp bền vững, nhưng nhiều giống cây trồng và vật nuôi truyền thống đang dần mai một. Ví dụ, giống gà đen của người H’mông từng biến mất khỏi nhiều bản làng, buộc phải lấy nguồn từ các viện nghiên cứu để tái đàn. Một số giống ngô truyền thống của người Mông cũng bị thay thế bởi ngô lai năng suất cao, dẫn đến nguy cơ mất giống cũ.

Người Thái ở Sơn La có thói quen ăn đồ nếp, vì vậy họ bảo tồn các giống lúa nếp quý trong phạm vi gia đình. Ở khu vực này, các khu bảo tồn thiên nhiên cũng đóng vai trò quan trọng trong việc gìn giữ đa dạng sinh học.
 

6. Cộng sinh, hội sinh và hợp sinh với sinh vật

Hệ thống nông nghiệp sinh thái không chỉ chú trọng vào cây trồng và vật nuôi mà còn khuyến khích mối quan hệ cộng sinh, hội sinh và hợp sinh giữa các sinh vật. Đây là mối quan hệ đôi bên cùng có lợi, nơi mỗi sinh vật đóng góp vai trò quan trọng để duy trì sự cân bằng và bền vững của hệ sinh thái.

7. Đa dạng hóa nguồn thu nhập

Đa dạng hóa thu nhập từ nông nghiệp sinh thái không chỉ giúp nâng cao giá trị kinh tế mà còn giảm rủi ro từ các biến động thị trường. Do vậy, các dự án phát triển nông nghiệp sinh thái ngoài hỗ trợ kỹ thuật canh tác và nuôi trồng còn giúp bà con chế biến các sản phẩm từ nguyên liệu thô.

Các mặt hàng cụ thể là dầu cám gạo để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường và nghiên cứu về ung thư, hoặc sử dụng bột cám gạo để làm đẹp, tẩy tế bào chết và giảm thâm nám. Việc tận dụng phụ phẩm nông nghiệp như cỏ chăn nuôi và sản xuất than sinh học còn phục vụ sản xuất cây trồng.

Trong nông nghiệp sinh thái, kiến thức không chỉ đến từ khoa học mà còn từ kinh nghiệm thực tiễn của nông dân. 

Trong nông nghiệp sinh thái, kiến thức không chỉ đến từ khoa học mà còn từ kinh nghiệm thực tiễn của nông dân.

8. Sáng tạo kiến thức mới dựa trên kinh nghiệm và thực tế sản xuất địa phương

Trong nông nghiệp sinh thái, kiến thức không chỉ đến từ khoa học mà còn từ kinh nghiệm thực tiễn của nông dân. Mỗi vùng đất, mỗi cộng đồng đều có những đặc trưng riêng, đòi hỏi giải pháp linh hoạt thay vì áp dụng kiến thức sẵn có một cách máy móc.

Tại Mộc Châu (Sơn La), nông dân có thói quen trồng xen cây ngô với các loại đậu nho nhe hoặc bí nên phương pháp trồng lạc dại và đậu tương chưa phù hợp với thói quen canh tác. Để giải quyết vấn đề, dự án nông nghiệp sinh thái đã giới thiệu giống bí mới không bám lên cây ngô, khuyến khích người dân điều chỉnh khoảng cách trồng đậu để thích ứng với việc sử dụng thuốc trừ cỏ. Nhờ đó, mô hình canh tác xen canh giữa ngô và đậu nho nhe đã đạt được thành công rõ rệt.

Khi khoa học hiện đại kết hợp với kiến thức bản địa, những mô hình độc đáo, bền vững được hình thành, tạo nên giá trị mới cho nông nghiệp sinh thái.

9. Tôn trọng truyền thống ẩm thực và văn hóa bản địa

Ẩm thực và văn hóa là linh hồn của mỗi vùng đất. Ở Tây Bắc, người dân có truyền thống ăn gạo nếp, nhưng khi giao lưu với đồng bằng, gạo tẻ dần thay thế. Nông nghiệp sinh thái không chỉ bảo tồn các giống cây trồng truyền thống mà còn khuyến khích sự đa dạng trong thói quen ăn uống, tôn trọng thói quen sinh hoạt của từng cộng đồng.

Bằng cách gìn giữ và phát huy các giá trị ẩm thực truyền thống, nông nghiệp sinh thái đóng góp vào việc bảo tồn bản sắc văn hóa, đồng thời tạo sự kết nối giữa con người và nguồn cội.

10. Lợi nhuận phân chia phù hợp

Hệ thống nông nghiệp bền vững không chỉ tạo ra giá trị mà còn đảm bảo lợi nhuận được phân chia công bằng. Từ nông dân sản xuất, doanh nghiệp chế biến đến nhà phân phối, tất cả đều cần được hưởng lợi tương xứng với công sức và giá trị mà họ đóng góp.

11. Hình thành chuỗi liên kết, chuỗi giá trị

Việc phát triển nông nghiệp không thể tách rời các chuỗi liên kết bền vững. Các chuỗi giá trị cần đảm bảo sự công bằng giữa người sản xuất và người buôn bán, đồng thời tạo cơ hội để nông dân tham gia sâu hơn vào các giai đoạn sau thu hoạch như chế biến và phân phối.

Ví dụ trong mô hình nông nghiệp sinh thái, cỏ chăn nuôi và than sinh học không chỉ phục vụ nội bộ trang trại mà còn được đưa vào chuỗi giá trị để gia tăng lợi nhuận.

12. Phát huy vai trò cộng đồng trong quản lý tài nguyên

Nông dân là những người hiểu rõ nhất về tài nguyên của họ. Thay vì áp đặt từ trên xuống, cần trao quyền để họ trở thành chủ thể trong việc quản lý và bảo vệ các khu bảo tồn thiên nhiên. Khi nông dân trở thành người bảo vệ tài nguyên, họ không chỉ duy trì được nguồn sinh kế mà còn góp phần bảo tồn đa dạng sinh học và tài nguyên quốc gia.

13. Phát triển có sự tham gia

Phát triển nông nghiệp sinh thái không nên là quá trình áp đặt một chiều từ trên xuống. Thay vào đó, cần đảm bảo sự tham gia chủ động của nông dân và cộng đồng. Họ không chỉ là đối tượng thụ hưởng mà còn là chủ thể của sự phát triển, đóng vai trò quyết định trong việc xây dựng các mô hình canh tác bền vững.

Theo Doanh nghiệp & Thương hiệu


Tin xem thêm

HAGL có thể lãi sau thuế 2.500 tỷ đồng trong năm 2025

TIN NHANH DUYEN HAI
03/07/2025 06:00

CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, mã chứng khoán HAG) vừa khiến giới đầu tư bất ngờ khi Chủ tịch HĐQT Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) gửi tâm thư, chia sẻ về bức tranh kinh doanh 6...

Ngành nông nghiệp tăng tốc, mục tiêu xuất khẩu 65 tỷ USD năm 2025 trong tầm tay

TIN NHANH DUYEN HAI
02/07/2025 06:00

Bất chấp nhiều thách thức, ngành nông nghiệp Việt Nam đang tăng tốc về đích với mục tiêu 65 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu trong năm 2025, theo kế hoạch vừa được Bộ trưởng Bộ...

Nhập khẩu thịt heo 5 tháng đầu năm tăng gấp đôi, xuất khẩu chững lại

TIN NHANH DUYEN HAI
02/07/2025 06:00

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã nhập khẩu khoảng 56.000 tấn thịt heo tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh, với trị giá 149,66 t...

Việt Nam chuẩn bị xuất khẩu chính ngạch bơ, sầu riêng vào Nhật Bản - Hàn Quốc

TIN NHANH DUYEN HAI
01/07/2025 06:00

Sau thành công trong việc đưa sầu riêng chính ngạch vào Trung Quốc, Việt Nam đang tiếp tục nỗ lực mở cửa thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc cho trái bơ và sầu riêng.

Xuất khẩu nông sản, tăng trưởng mạnh trong 4 tháng đầu năm 2025

TIN NHANH DUYEN HAI
01/07/2025 01:00

Xuất khẩu nông sản của Việt Nam đang có một khởi đầu thuận lợi trong năm 2025. Chỉ trong 4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đã đạt gần 19,06 tỷ USD, tăng 22%...

Bán nông sản gắn thương hiệu người khác: Kéo dài đến bao giờ

TIN NHANH DUYEN HAI
30/06/2025 06:00

Nhiều mặt hàng nông sản Việt được người tiêu dùng quốc tế ưa chuộng nhưng lại hiếm khi mang tên Việt Nam khi ra thị trường. Phần lớn được đóng gói theo yêu cầu của nhà nh...

Khai mạc Triển lãm quốc tế chuyên ngành nông nghiệp và chăn nuôi

TIN NHANH DUYEN HAI
30/06/2025 06:00

Triển lãm quốc tế chuyên ngành nông nghiệp và chăn nuôi (Agri Vietnam & Livestock Vietnam) 2025 vừa chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC),...

Bắc Bộ đón mưa dông diện rộng cuối tháng 6

TIN NHANH DUYEN HAI
29/06/2025 06:00

Dự báo từ đêm 28/6 - 2/7, miền Bắc xuất hiện một đợt mưa dông diện rộng, khu vực miền núi và trung du có nơi mưa trên 500 mm, nguy cơ cao xảy ra ngập úng, lũ quét.

Tưới ngập – khô xen kẽ: Thay đổi nhỏ cho bài toán lớn trồng lúa

TIN NHANH DUYEN HAI
29/06/2025 06:00

Kỹ thuật tưới ngập – khô xen kẽ (AWD) đang nổi lên như một giải pháp thực tiễn, phù hợp với điều kiện canh tác lúa tại nhiều vùng đồng bằng. Không phải là công nghệ đắt đ...