Nhiều giải pháp phòng chống sâu bệnh gây hại cây trồng vụ Xuân
01/04/2025 06:00
Để chủ động phòng chống sâu bệnh gây hại vụ Xuân, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã có nhiều giải pháp chủ động phòng chống sâu bệnh.
Thời tiết tại Bắc bộ nồm ẩm đan xen các đợt rét khiến sâu bệnh dễ phát sinh, gây hại… Để chủ động phòng chống sâu bệnh gây hại vụ Xuân, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã có nhiều giải pháp chủ động phòng chống sâu bệnh; đồng thời đề nghị, các địa phương tăng cường công tác quản lý thuốc bảo vệ thực vật, khuyến cáo nông dân không dùng hóa chất độc hại ngoài danh mục cho phép; hướng dẫn nông dân thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật trên cánh đồng theo quy định nhằm giảm ô nhiễm môi trường.
Nông dân huyện Quốc Oai, Hà Nội cấy lúa vụ Đông Xuân. Ảnh tư liệu: Vũ Sinh/TTXVN
Thời tiết những ngày qua tại Hà Nội, đêm và sáng trời rét, xuất hiện sương mù, mưa nhỏ rải rác... Đây là điều kiện cho một số loại sâu bệnh phát sinh, nhất là bệnh đạo ôn, rầy… gây hại lúa; bệnh sương mai, giả sương mai gây hại rau và nhóm cây dưa; bệnh sương mai, sâu đo, sâu róm gây hại vải, nhãn...
Để đảm bảo cây trồng vụ Xuân phát triển không bị sâu bệnh, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với chính quyền địa phương thường xuyên cử cán bộ bám sát địa bàn, dự báo sinh vật gây hại trên cây trồng; đồng thời, hướng dẫn người dân biện pháp phòng trừ các loại sâu bệnh hại, cách bón phân...
Nhờ đó, sâu bệnh hại được phòng trừ kịp thời, giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt. Bên cạnh đó, Hà Nội cũng đề nghị các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh về thông tin dự báo thời tiết, tình hình sâu bệnh để nông dân biết và có biện pháp phòng chống kịp thời.
Theo bà Lưu Thị Hằng, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nội, chi cục thường xuyên phối hợp với các phòng chuyên môn, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thị xã phân công cán bộ thường xuyên bám sát cơ sở, nắm bắt tình hình cây trồng.
Đối với cây lúa, Trung tâm khuyến cáo bà con tập trung chăm sóc, bón phân cân đối, không bón thừa đạm; thăm đồng thường xuyên để kịp thời phát hiện và có biện pháp phòng trừ sâu bệnh theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Cụ thể, đối với ốc bươu vàng, người dân cần chủ động phòng trừ ngay sau khi gieo cấy, thu gom ổ trứng, ốc non trên ruộng để hạn chế lây lan. Đối với bệnh đạo ôn lá, cần bón phân cân đối đạm, lân, kali, bón tập trung vào giai đoạn đầu vụ (bón lót và thúc đẻ nhánh), không bón quá muộn, để cây lúa đẻ khỏe, dảnh to, cứng cây, góc lá hẹp, lá không bị lướt khi gặp mưa phùn...
Bên cạnh đó, các địa phương chỉ đạo nông dân đẩy nhanh tiến độ gieo trồng, mở rộng diện tích rau màu vụ xuân để bảo đảm nguồn cung; hướng dẫn nông dân áp dụng quy trình sản xuất an toàn (GAP) trên cây rau; trước khi trồng lứa rau mới cần vệ sinh kỹ đồng ruộng kết hợp sử dụng chế phẩm sinh học (Trichoderma…) để diệt nấm bệnh có hại trong đất; bón phân cân đối, tăng lượng phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh thay thế một phần phân vô cơ, bón vôi để cải tạo độ chua cho đất.
"Khi phòng trừ sâu bệnh cho cây rau, nông dân nên sử dụng nhóm thuốc sinh học, thuốc thảo mộc và phải tuân thủ nguyên tắc "4 đúng"; chỉ thu hoạch sản phẩm khi bảo đảm đủ thời gian sau phun thuốc (tối thiểu 10-15 ngày)", bà Lưu Thị Hằng nhấn mạnh.
Dự Hội thảo "Doanh nghiệp Việt - Khát vọng cống hiến trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc" diễn ra ngày 28/6 tại tỉnh Kiên Giang, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn ...
Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia vừa đưa ra nhận định tình hình thời tiết trong 10 ngày tới tại Hà Nội và các vùng trên cả nước, tính từ đêm 15/7/2025 đến ngà...
Từ chủ trương hợp tác giữa hai Chính phủ, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) đã biến vùng đất Lào thành "mỏ vàng" với hàng trăm triệu USD doanh thu, góp p...
Việc sáp nhập 2 tỉnh Gia Lai (cũ) với Bình Định thành tỉnh Gia Lai mới cùng dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku sắp khởi công, đưa cảng Quy Nhơn vào vị thế “cửa ngõ” kết nối ...
Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, mục tiêu xuất khẩu hạt điều năm 2025 là 4,5 tỷ USD, tăng 2,7% so với cùng kỳ 2024. Như vậy, xuất khẩu mặt hàng này 6 tháng cuối năm...
Một số doanh nghiệp rời khỏi lĩnh vực nông nghiệp sau thời gian thử sức. Nhưng đó không hẳn là thất bại. Trong một lĩnh vực đòi hỏi vốn lớn, thời gian dài, và rủi ro cao,...
Mô hình ứng dụng giống chịu hạn, tưới nhỏ giọt và bón phân chính xác ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên cho thấy năng suất tăng 15‑20% trong khi lượng nước tưới giảm khoản...
Giá lương thực, dầu ăn và ngũ cốc tăng kỷ lục do căng thẳng chính trị và thời tiết khắc nghiệt, áp lực lên Việt Nam là cần ổn định sản xuất và kiểm soát vùng nguyên liệu ...
Trên 37% doanh nghiệp kỳ vọng tình hình kinh doanh quý III sẽ khởi sắc hơn so với quý trước, trong khi 43,5% cho rằng sẽ ổn định. Đây là chỉ dấu quan trọng cho thấy niềm ...