Giống lúa mới có thể giúp nông dân định trước thời gian thu hoạch

Các nhà khoa học Nhật Bản cho biết, giống lúa mới sẽ trổ bông trong một khoảng thời gian nhất định sau khi được phun hóa chất thường được sử dụng để bảo vệ cây lúa khỏi bệnh nấm đã ra đời. Giống lúa mới này ngày nào đó có thể cho phép nông dân quyết định thời gian thu hoạch trừ khi thời tiết, nhiệt độ và các tác động khác ảnh hưởng đến việc gieo trồng.

Nhiệt độ, độ dài ngày và các yếu tố môi trường khác quyết định khi nào cây ra hoa, điều này gây khó khăn cho người nông dân trong việc kiểm soát thời gian thu hoạch. Mặc dù các nhà khoa học đã có thể can thiệp việc ra hoa của các loài thực vật có hoa nhỏ như Arabidopsis thaliana, song đến nay họ vẫn chưa thành công đối với cây lương thực.

Đầu tiên, các nhà khoa học tạo ra một giống lúa không trổ bông bằng cách thể hiện quá mức một gien (số lượng hạt, chiều cao cây và quyết định ngày trổ 7, Ghd7) ngăn chặn các gien ra hoa (gien chứa hooc môn kích thích nở hoa) kích thích ra hoa ở đầu cây trong điều kiện ngày ngắn. Sau đó, các nhà khoa học biến đổi gien hoóc-môn kích thích nở hoa Quyết định ngày trổ 3a (Hd3a) trong giống lúa không trổ bông sẽ được kích hoạt trong phản ứng với các hóa chất nhất định. Khi khảo nghiệm giống lúa này trong phòng thí nghiệm và trong chậu dưới điều kiện tự nhiên ở Tsukuba, thành phố cách Tokyo 70 km về phía bắc, thuộc tỉnh Ibaraki, các nhà nghiên cứu đã quan sát giống lúa mới trổ bông trong vòng 45 ngày sau khi sử dụng chất hóa học. Trong khảo nghiệm kéo dài hơn 2 năm, các nhà khoa học đã quan sát nhiều lần trổ bông sau khi phun thuốc.

Theo các nhà khoa học, sẽ có một số chất hoạt hóa – các vùng di truyền kích hoạt gien – sẽ làm cho Hd3a phản ứng với một số hóa chất nông nghiệp.

Thử thách tiếp theo đối với các nhà nghiên cứu là theo dõi những bông lúa mới trên ruộng và các điều kiện đồng ruộng khác nhau để nông dân một ngày nào đó có thể quyết định thời gian thu hoạch.

Theo Vaas.org.vn