Chỉ trồng cây chổi trện, bỏ túi 7-9 triệu đồng hàng tháng

Cây chổi trện (làm chổi quét) vốn mọc hoang dã đã được anh Trần Đình Quý thôn Tân Thịnh xã Sơn Thịnh, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) "thuần hóa" đưa về trang trại nhân giống, trồng, chăm sóc. "Chỉ trồng có 1ha cây chổi trện thôi mà mỗi tháng tôi bỏ túi 7-9 triệu đồng. Nhà tôi thoát nghèo nhanh cũng nhờ loài cây vốn mọc dại này…", anh Quý thổ lộ.

Sau khi lập gia đình, cuộc sống quá khó khăn, năm 2002 anh Trần Đình Quý đã lên khu vực đồi núi thôn Tân Thịnh khai hoang và đưa cây chổi trện vốn mọc hoang dã (người dân địa phương gọi cây reng rèng dùng làm chổi quét nhà) vào trồng, chăm sóc.

Sau khi lập gia đình, cuộc sống quá khó khăn, năm 2002 anh Trần Đình Quý đã lên khu vực đồi núi thôn Tân Thịnh khai hoang và đưa cây chổi trện vốn mọc hoang dã (người dân địa phương gọi cây reng rèng dùng làm chổi quét nhà) vào trồng, chăm sóc.

Dù là cây mọc dại nhưng khi đưa về trồng, chăm sóc và nhân giống thành cây trồng hàng hóa, vợ chồng anh Quý phải bỏ rất nhiều công sức, từ dọn cỏ, bón phân hàng tháng, rồi còn phải bắt ống dẫn nước lên đồi để tưới cho rừng cây chổi trện.

Dù là cây mọc dại nhưng khi đưa về trồng, chăm sóc và nhân giống thành cây trồng hàng hóa, vợ chồng anh Quý phải bỏ rất nhiều công sức, từ dọn cỏ, bón phân hàng tháng, rồi còn phải bắt ống dẫn nước lên đồi để tưới cho rừng cây chổi trện.

Tiếng là cây hoang dã, nhưng khi thuần hóa trồng trong trang trại, những cây kém phát triển có triệu chứng của bệnh chết khô anh Trần Đình Quý phải cắt bỏ, bón phân để rễ phát triển tiếp tục tái sinh lứa thân, cành mới.

Tiếng là cây hoang dã, nhưng khi "thuần hóa" trồng trong trang trại, những cây kém phát triển có triệu chứng của bệnh chết khô anh Trần Đình Quý phải cắt bỏ, bón phân để rễ phát triển tiếp tục tái sinh lứa thân, cành mới.

Theo anh Trần Đình Quý, trồng, chăm sóc, thu hoạch cây chổi trện khá vất vả, nhưng cũng có niềm vui. Vào mùa sinh trưởng, hoa trện nở khắp đồi, phong cảnh thật là nên thơ, trữ tình. Ngắm nhìn đồi chổi trện nở hoa mang đến cho người trồng cảm giác thư thái...

Theo anh Trần Đình Quý, trồng, chăm sóc, thu hoạch cây chổi trện khá vất vả, nhưng cũng có niềm vui. Vào mùa sinh trưởng, hoa trện nở khắp đồi, phong cảnh thật là nên thơ, trữ tình. Ngắm nhìn đồi chổi trện nở hoa mang đến cho người trồng cảm giác thư thái…

Anh Trần Đình Quý cho biết: “Đến kỳ thu hoạch cắt cây chổi trện về phơi khô sau đó bó lại bán cho thương lái. Mang tiếng l à khùng điên khi đi trồng cây chổi trện, nhưng hiện nay loài cây này tôi trồng cung không đủ cầu, vì các thương lái thu mua về bán lại cho người dân làm chổi quét sân, quét nhà. Khoảng 30kg trện khô về làm được khoảng 100 cái chổi”.

Anh Trần Đình Quý cho biết: “Đến kỳ thu hoạch cắt cây chổi trện về phơi khô sau đó bó lại bán cho thương lái. Mang tiếng l à "khùng điên" khi đi trồng cây chổi trện, nhưng hiện nay loài cây này tôi trồng cung không đủ cầu, vì các thương lái thu mua về bán lại cho người dân làm chổi quét sân, quét nhà. Khoảng 30kg trện khô về làm được khoảng 100 cái chổi”.

Trang trại anh Quý trồng 1ha cây chổi trện, thu hoạch quanh năm theo hình thức cuốn chiếu. Trung bình mỗi tháng anh Trần Đình Quý bán được 3 tạ cây chổi trện phơi khô, lãi từ 7-9 triệu đồng.

Trang trại anh Quý trồng 1ha cây chổi trện, thu hoạch quanh năm theo hình thức cuốn chiếu. Trung bình mỗi tháng anh Trần Đình Quý bán được 3 tạ cây chổi trện phơi khô, lãi từ 7-9 triệu đồng.

Bà Nguyễn Thị Hương ở xã Sơn Thịnh huyện Hương Sơn cho biết: “Ở trên địa bàn xã ngoài hộ gia đình anh Quý còn có gần chục hộ dân khác có trang trại trồng và chăm sóc cây chổi trện thu nhập khá”.

Bà Nguyễn Thị Hương ở xã Sơn Thịnh huyện Hương Sơn cho biết: “Ở trên địa bàn xã ngoài hộ gia đình anh Quý còn có gần chục hộ dân khác có trang trại trồng và chăm sóc cây chổi trện thu nhập khá”.

Ngoài việc trồng và chăm sóc hơn 1ha cây chổi trện vợ chồng anh Quý còn trồng rừng nguyên liệu giấy và cây ăn quả như cam, chanh và chăn nuôi bò sinh sản. Tổng thu nhập của gia đình anh Trần Đình Quý nhờ có cây chổi trện mà được nâng lên 200 triệu đồng/năm. Ở vùng đất khắc nghiệt về thời tiết, đất đai đồi núi khô cằn mà có nguồn thư nhập như vậy là cả 1 nổ lực lớn lao của nông dân như anh Trần Đình Quý.

Theo GĐXH