Chị nông dân nhẹ nhàng bỏ túi 50 tỷ nhờ chăm chỉ “xắn tay chỉ việc”

Từng nhiều năm vất vả với công việc đồng áng, nông dân Phùng Thị Hảo ở Hải Dương đã biết cách tận dụng để làm giàu nhanh chóng, có doanh thu 50 tỷ/năm.

Hiện trên địa bàn Đức Chính, Cẩm Giàng, Hải Dương có 12 cơ sở thu mua, chế biến cà rốt tươi. Nổi bật trong số đó là Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp xã Đức Chính và cơ sở của gia đình chị Phùng Thị Hảo luôn ở tốp đầu về sản lượng cà rốt thương phẩm thu mua, sơ chế bán ra thị trường trong nước và xuất khẩu.

Đời sống - Chị nông dân nhẹ nhàng bỏ túi 50 tỷ nhờ chăm chỉ 'xắn tay chỉ việc'
Chị Phùng Thị Hảo mỗi năm mua 10.000 tấn loại củ cà rốt, bán đi khắp Âu, Mỹ… doanh thu đáng ngưỡng mộ khoảng 50 tỷ đồng.

Trước khi có cơ ngơi như hiện tại, ban đầu chị Phùng Thị Hảo chỉ đi đầu thuê đất làm trang trại trồng cây cà rốt. Sau một thười gian tích lũy kinh nghiệm cũng như nhận thấy nhu cầu cao của thị trường chị nông dân này dần dần trở thành một đầu mối thu mua, sơ chế xuất khẩu cà rốt lớn nhất, nhì ở “thủ phủ” cà rốt Hải Dương.

Tiết lộ về quá trình làm giàu từ nông nghiệp, chị Hảo cho hay năm 1992, chị xây dựng gia đình với anh Trần Văn Vụ, người cùng thôn. Thuở ban đầu lập nghiệp vợ chồng chị đã “chung lưng, đấu cật” để phát triển kinh tế. Năm 2002, gia đình chị thuê 8.640 m2 đất đồng bãi thuộc xã Minh Tân (Nam Sách) để trồng cà rốt, là một trong những hộ đi đầu trong phong trào thuê đất trồng cà rốt tại địa phương.

Khi đã  bắt tay vào làm, chị Hảo sớm nhận ra cà rốt có nhiều tiềm năng phát triển nhờ thị trường tiêu thụ rộng lớn. Vào năm 2007 là một bước ngoặt lớn khi chị cùng chồng quyết định bỏ trồng để chuyển hẳn sang thu mua và sơ chế cà rốt. Ban đầu gia đình chị là một mô hình đi đầu nơi đây.

Dù có nhiều công nhân phụ giúp nhưng khi mới bắt tay vào làm chị Hảo nhận thấy, thực tế sản xuất cho thấy, việc rửa thủ công vừa mất nhiều công sức, năng suất không cao nên không bảo đảm lượng sản phẩm để cung cấp cho thị trường. Sau một thời gian nghiên cứu và cùng tính toán, bàn bạc vợ chồng chị Hảo đã quyết định đầu tư sản xuất một cách bài bản hơn với mô hình này.

“Để sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng mở rộng, đồng thời nâng cao chất lượng thành phẩm cần phải có sự hỗ trợ của máy móc”, chị Hảo chia sẻ với báo Hải Dương.

Với mong muốn làm giàu tại địa phương đồng thời nghĩ đi đôi với làm, gia đình chị Hảo đã vay vốn ngân hàng, cộng với sự hỗ trợ của anh em, bạn bè, vợ chồng chị đã đầu tư trên 10 tỷ đồng để thuê đất, xây dựng 572 m2 nhà xưởng chế biến, với 8 dây chuyền máy sơ chế cà rốt, 3 kho lạnh có sức chứa 600 tấn cà rốt tươi cấp đông.

Nhằm phát triển theo hướng bài bản, do đó để chủ động trong sản xuất, ngoài thu mua qua các đại lý, chị Hảo còn mua 2 xe tải đến tận ruộng mua cà rốt tươi về sơ chế, 3 xe nâng hàng để đóng container.

Thuở ban đầu khởi nghiệp sản phẩm chỉ đáp ứng yêu cầu tiêu thụ ở thị trường trong nước, dần theo thời gian cơ sở của gia đình chị bước chân tham gia xuất khẩu. Sau nhiều năm nỗ lực không ngừng nghỉ đến nay, vợ chồng chị Hảo đã trực tiếp ký xuất khẩu nhiều đơn hàng đi Hàn Quốc, Malaysia, Dubai…

Đặc biệt với những thị trường khó tính và tiềm năng nói trên, để nâng cao giá trị và mở rộng thị trường xuất khẩu cà rốt tươi phiá đại lý thu mua, chế biến của gia đình chị Hảo luôn thống nhất chặt chẽ với các vùng trồng phải tuân thủ các quy định về kiểm dịch thực vật của các nước nhập khẩu.

Dù đã xuất khẩu nông sản sang những thị trường tiềm năng nhưng chị Hảo luôn chủ động tham gia các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật; nỗ lực tìm kiếm thị trường tiêu thụ hàng hóa; bám sát các kênh thông tin thương mại. Muốn phát triển thị trường vững mạnh hơn nữa, nông dân Phùng Thị Hảo luôn không ngừng học tập và rút ra kinh nghiệm. Điển hình như chị thường xuyên tham dự các hội nghị kết nối tiêu thụ cà rốt và nông sản của tỉnh Hải Dương; tiếp xúc với các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài; tham gia hội chợ tiêu thụ nông sản…

Đời sống - Chị nông dân nhẹ nhàng bỏ túi 50 tỷ nhờ chăm chỉ 'xắn tay chỉ việc' (Hình 2).
Nông dân Phùng Thị Hảo (áo xanh) luôn làm việc chăm chỉ để có thu nhập tiền tỷ như hiện tại. 

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ của bản thân và gia đình, trung bình cơ sở chế biến của chị Hảo thu mua bình quân trên 10.000 tấn cà rốt/năm. Tổng thu hằng năm của gia đình chị khoảng 50 tỷ đồng, trừ chi phí thu lãi trên dưới 2 tỷ đồng.

Không chỉ làm giàu cho bản thân cơ sở của gia đình chị Hảo tạo công ăn việc làm thường xuyên, ổn định cho 10-15 lao động và từ 40-50 lao động thời vụ, thu nhập bình quân trên 10 triệu đồng/người/tháng.

Từ những những kết quả sản xuất, kinh doanh nổi bật, gia đình chị Hảo đã 17 năm liên tục từ 2007 đến 2023 đạt danh hiệu “Hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi” cấp tỉnh.

Nhận định về mô hình kinh tế của gia đình chị Hảo, ông Trần Văn Tưởng, Chủ tịch UBND xã Đức Chính chia sẻ với báo Hải Dương: “Mô hình kinh tế như gia đình chị Hảo là cơ sở quan trọng góp phần định hình việc trồng, chế biến và tiêu thụ cà rốt trên địa bàn theo hướng sản xuất hàng hóa. Cây cà rốt thực sự mang lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân nên đời sống của người dân trong xã được cải thiện nhiều”.

Đời sống - Chị nông dân nhẹ nhàng bỏ túi 50 tỷ nhờ chăm chỉ 'xắn tay chỉ việc' (Hình 3).
Cà rốt là cây trồng có giá trị dinh dưỡng cao tốt cho sức khỏe.