Những điều cần biết về bệnh đốm đỏ, lở loét trên cá

Bệnh đốm đỏ, lở loét trên cá (hay bệnh xuất huyết, nhiễm trùng máu, sởi trên cá…) do vi khuẩn Aeromonas hydrophila (theo Bergey 1957) gây ra.

benh-dom-do-lo-loet-02

Cá bị đốm đỏ, lở loét 

Ngoài ra, một số trường hợp phân lập được vi khuẩn A. sobria, A. caviae hoặc Pseudomonas sp. trên cá bị bệnh đốm đỏ. Bệnh xuất hiện trên tất cả các loài cá nuôi và cá tự nhiên.

Biểu hiện: Cá kém ăn hoặc bỏ ăn, bơi lờ đờ trên tầng mặt, da cá tối màu, cá mất nhớt thô ráp, xuất hiện các vết loét ăn sâu vào cơ thể, mắt lồi, hậu môn viêm xuất huyết, bụng có thể chướng to, các vây xơ rách, các vây tia cụt dần. Tỷ lệ chết 30 – 70%.

Phòng bệnh: Trong quá trình nuôi cần đáp ứng những điều kiện sống tối thiểu của cá như không nuôi với mật độ quá dầy, cho cá ăn đầy đủ, hợp vệ sinh. Ngoài việc bổ sung Vitamin C vào thức ăn trước mùa bệnh: cá giống 4 g/kg cá/ngày, cá thịt 2 g/kg cá/ngày, cho ăn 3 ngày liên tục. Làm vệ sinh để ao, hồ nuôi cá luôn sạch sẽ.

Trị bệnh: Định kỳ thay nước thường xuyên, nếu có điều kiện có thể thay toàn bộ nước cũ và bổ sung thêm nước mới để đảm bảo môi trường nuôi luôn trong sạch.

Dùng thuốc Tiên Đắc I, trộn với thức ăn.

+ Đối với cá lớn: 50 g thuốc/250 kg cá/lần/tháng.

+ Đối với cá giống: 75 g thuốc/250 kg cá/lần/ngày.

Cho cá ăn thức ăn trộn thuốc như vậy liên tục trong 3 ngày. Sau đó, cứ 10 ngày cho ăn 1 lần, thực hiện trong 1 tháng để trị bệnh triệt để.

Theo Thủy sản Việt Nam