Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 15 – 21/8)

Tại các tỉnh phía bắc, sâu cuốn lá nhỏ trưởng thành lứa 6 tiếp tục vũ hóa và đẻ trứng. Sâu non hại diện rộng.

8013-1

Các tỉnh phía Bắc

– Sâu cuốn lá nhỏ trưởng thành lứa 6 tiếp tục vũ hóa và đẻ trứng. Sâu non hại diện rộng.

– Rầy cám lứa 6 nở gây hại diện rộng trên trà lúa mùa sớm – chính vụ và trên các giống nhiễm.

– Sâu đục thân 2 chấm gây bông bạc diện hẹp trên lúa cực sớm – sớm.

– Chuột, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá, bệnh đốm sọc vi khuẩn… hại tăng.

Các tỉnh Bắc Trung Bộ

– Sâu cuốn lá nhỏ: Sâu non lứa 6 gây hại trên lúa HT giai đoạn trỗ – chín, lúa Mùa giai đoạn lúa đứng cái – làm đòng, tập trung gây hại từ 10 – 20/8 với mật độ sâu, diện tích nhiễm tăng.

– Bệnh khô vằn, bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, lem lép hạt tiếp tục phát sinh, gây hại tăng.

– Rầy nâu, rầy lưng trắng gây hại xu hướng tăng trên lúa HT giai đoạn trỗ – ngậm sữa và hại trên lúa Mùa giai đoạn lúa đứng cái – làm đòng.

– Bệnh lùn sọc đen phát sinh gây hại, xu hướng tăng tại Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị.

Các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

– Rầy nâu, rầy lưng trắng, lem lép hạt, khô vằn, bệnh chết cây, sâu đục thân… tiếp tục phát sinh gia tăng gây hại trên lúa giai đoạn đòng trỗ – chắc xanh.

– Sâu cuốn lá nhỏ gây hại nặng cục bộ lúa HT muộn, lúa vụ 3, lúa rẫy.

– Bọ trĩ, sâu keo, đốm nâu, nghẹt rễ… hại cục bộ lúa vụ 3, lúa mùa giai đoạn mạ – đẻ nhánh.

– Bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông hại lúa rẫy ở Tây Nguyên và Quảng Ngãi, Khánh Hòa.

Các tỉnh phía Nam

– Rầy nâu: Đang tuổi 1 – 3. Kiểm tra kỹ ruộng lúa, khi đợt rầy cám nở rộ tuổi 2 – 3 với mật số cao, xử lý thật tốt bằng một trong những loại thuốc chống lột xác.

– Trên lúa TĐ – mùa 2017 do điều kiện thời tiết thích hợp bệnh đạo ôn có thể gia tăng diện tích và mức độ hại.

– Bệnh lem lép hạt tiếp tục phát triển trên lúa trỗ đến ngậm sữa.

– Bệnh bạc lá tiếp tục phát triển trên lúa ở giai đoạn cuối đẻ nhánh đến trỗ, chú ý các giống nhiễm nặng như Jasmine85, C10, VD20, OM4900, OM4218…

Theo Cục BVTV