Giá cà phê hôm nay 13/8: Giảm mạnh trên cả trong nước lẫn thế giới

Giá cà phê hôm nay giảm mạnh tới 400 đồng/kg ở thị trường trong nước. Thị trường thế giới, giá cà phê cũng giảm mạnh tới 4%.

Cập nhật giá cà phê 

Giá cà phê hôm nay ở hầu hết tỉnh khu vực Tây Nguyên giảm mạnh 400 đồng/kg dao động trong khoảng 31.500 – 32.400 đồng/kg. Trong đó, giá cà phê cao nhất ghi nhận tại Đắk Lắk, thấp nhất tại Lâm Đồng, theo giacaphe.com.

Giá cà phê quanh cảng TP HCM  giảm 26 USD/tấn xuống 1.340 USD/tấn.

Giá cà phê trong nước

TT nhân xô Giá trung bình Thay đổi
FOB (HCM) 1.340 Trừ lùi: +70
Giá cà phêĐắk Lăk 32.400 -400
Lâm Đồng 31.500 -400
Gia Lai 32.300 -400
Đắk Nông 32.100 -400
Hồ tiêu 43.500 0
Tỷ giá USD/VND 23.145 -5
Đơn vị tính: VND/kg|FOB: USD($)/tấn

Trên thị trường thế giới, giá cà phê robusta giao trong tháng 9 giảm 2,1% xuống 1.269 USD/tấn. Giá cà phê arabica giảm 4% xuống mức 93,5 UScent/pound.

5 tháng đầu năm 2019, Đức tăng nhập khẩu cà phê từ Brazil, Ý, Ấn Độ, Peru, Tazania, trong khi giảm nhập khẩu từ Việt Nam, Honduras, Colombia, Uganda, Ethiopia.

Cụ thể: Brazil là nguồn cung cà phê lớn nhất cho Đức trong 5 tháng đầu năm 2019 với lượng đạt 168.795 tấn, trị giá 359,35 triệu USD, tăng 17,5% về lượng, nhưng giảm 3,2% về trị giá so với 5 tháng đầu năm 2018.

Thị phần cà phê của Brazil trong tổng lượng nhập khẩu Đức tăng từ 27,8% trong 5 tháng đầu năm 2018, lên 32,4% trong 5 tháng đầu năm 2019.

Việt Nam là thị trường cung cấp cà phê lớn thứ 2 cho Đức trong 5 tháng đầu năm 2019, đạt 115,5 nghìn tấn, trị giá 190 triệu USD, giảm 11,4% về lượng, và giảm 23,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Thị phần cà phê Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Đức giảm từ 25,2% trong 5 tháng đầu năm 2018, xuống còn 22,2% trong 5 tháng đầu năm 2019. Honduras là nguồn cung cà phê lớn thứ 3 cho Đức với lượng nhập khẩu đạt 51.905 tấn, trị giá 133,27 triệu USD trong 5 tháng đầu năm 2019, giảm 7,1% về lượng và giảm 19,8% về trị giá so với 5 tháng đầu năm 2018.

Thị phần cà phê của Colombia trong tổng lượng nhập khẩu của Đức chiếm 10%, thấp hơn so với 10,8% trong 5 tháng đầu năm 2018.

Đáng chú ý, nhập khẩu cà phê của Đức từ Tazania ghi nhận tốc độ tăng trưởng 3 con số, tăng 178,9% về lượng và tăng 111,1% về trị giá so với 5 tháng đầu năm 2018, đạt 8.508 tấn, trị giá 20,81 triệu USD, nhờ vậy thị phần cà phê của Tazaniatrong tổng lượng nhập khẩu Đức tăng mạnh từ mức 0,6% trong 5 tháng đầu năm 2018, lên 1,6% trong 5 tháng đầu năm 2019.

Cập nhật giá hồ tiêu

Giá tiêu hôm nay ở khu vực Tây Nguyên hôm nay ở khu vực Tây Nguyên đi ngang ở mức 42.000 – 45.000 đồng/kg. Trong đó, giá tiêu cao nhất ghi nhận tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và thấp nhất tại tỉnh Đồng Nai.

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) Giá thu muaĐơn vị: VNĐ/kg
ĐẮK LẮK
— Ea H’leo 44.000
GIA LAI
— Chư Sê 43.000
ĐẮK NÔNG
— Gia Nghĩa 44.000
BÀ RỊA – VŨNG TÀU
— Tiêu 45.000
BÌNH PHƯỚC
— Tiêu 44.000
ĐỒNG NAI
— Tiêu 42.000

Brazil và Indonesia, hai trong số các quốc gia trồng tiêu lớn, đang chuẩn bị cho vụ thu hoạch hạt tiêu của mình. Trọng tâm của thị trường hồ tiêu toàn cầu có thể sẽ thay đổi theo hai quốc gia này, ít nhất là trong thời gian gần đây, theo Financial Chronicle.

Ấn Độ đã mất lợi thế cạnh tranh về xuất khẩu hồ tiêu trong vài năm qua khi sản lượng tăng ở Việt Nam, Indonesia và Brazil.

Một mặt, hạt tiêu đen Ấn Độ đã liên tục mất điểm trước giống tiêu Việt Nam rẻ hơn trên thị trường thế giới và mặt khác, việc tăng nhập khẩu bất hợp pháp qua Nepal đang kìm hãm giá tiêu đen nội địa ở Ấn Độ.

Đáng chú ý, trong khi xuất khẩu hạt tiêu bất hợp pháp qua Nepal tăng lên, việc nhập khẩu hồ tiêu Việt Nam qua Sri Lanka đã giảm đáng kể, nhờ vào sự giám sát chặt chẽ của chính phủ Ấn Độ.

Giá tiêu Việt Nam đang ở mức 2.800 USD/tấn, chưa bằng một nửa mức giá 6.000 USD/tấn của Ấn Độ. Ngay cả hồ tiêu Indonesia cũng chỉ đạt mức 3.200 USD/tấn, rẻ hơn mức giá Ấn Độ đưa ra.

Cập nhật giá cao su

Trên sàn TOCOM (Nhật Bản), giá cao su giao tháng 9/2019 lúc 10h55 ngày 13/8 (giờ địa phương) giảm 2,8% xuống 186,4 yen/kg.

Trong 6 tháng đầu năm 2019, nhập khẩu cao su tự nhiên (mã HS 4001) của Hàn Quốc đạt 180,8 nghìn tấn, trị giá 225,32 triệu USD, giảm 0,01% về lượng và giảm 8,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Trong đó, Việt Nam là thị trường cung cấp mặt hàng cao su tự nhiên lớn thứ 3 cho Hàn Quốc với thị phần chiếm 12,3% tổng lượng nhập khẩu của Hàn Quốc, đạt 22,19 nghìn tấn, trị giá 32,86 triệu USD, tăng 13,2% về lượng và tăng 2,6% về trị giá.

Trong 6 tháng đầu năm 2019, nhập khẩu cao su tổng hợp (mã HS 4002) của Hàn Quốc đạt 86,01 nghìn tấn, trị giá 233,85 triệu USD, giảm 7% về lượng và giảm 6,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Nhật Bản, Singapore và Hoa Kỳ là 3 thị trường chính cung cấp cao su tổng hợp cho Hàn Quốc.

Hàn Quốc chỉ nhập khẩu một lượng nhỏ cao su tổng hợp từ Việt Nam. Nhập khẩu cao su tái sinh (mã HS 4003) của Hàn Quốc trong 6 tháng đầu năm 2019 đạt 9,64 nghìn tấn, trị giá 8,45 triệu USD, tăng 5,1% về lượng và tăng 4,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Tuy nhiên, thị phần cao su tái sinh Việt Nam chỉ chiếm 0,1% trong tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm 2019.