Dấu hiệu nhận biết tôm thẻ chân trắng?

Tôm thẻ chân trắng là giống tôm khá phổ biến trong nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, khá nhiều người không biết nhận biết loại tôm nay. Trong bài này, các chuyên gia sẽ giúp bạn nhận biết tôm thẻ chân trắng.

Hỏi: Chào chuyên gia! Tôm nhà tôi có hiện tượng là vỏ tôm mỏng, màu trắng đục, có lốm đốm màu đen trên thân tôm, liệu đây có phải là tôm thẻ chân trắng không?

Trả lời:

Tôm thẻ chân trắng có đặc điểm sau: Tôm chân trắng vỏ mỏng có màu trắng đục nên còn có tên là tôm bạc. Tôm bình thường có màu xanh lam, chân bò có màu trắng ngà nên gọi tôm chân trắng. Chuỳ là phần kéo dài tiếp với bụng, dưới chuỳ có 2 – 4 răng cưa, đôi khi có tới 5 – 6 răng cưa ở phía bụng. Những răng cưa đó kéo dài, đôi khi tới đốt thứ hai.

Đầu ngực có những gai gân và gai râu rất rõ, không có gai mắt và gai đuôi (gai telssm), không có rãnh sau mắt, đường gờ sau chuỳ khá dài đôi khi từ mép sau vỏ đầu ngực, gờ bên chuỳ ngắn, chỉ kéo dài tới gai thượng vị. Tôm có 6 đốt bụng, ở đốt mang trứng, rãnh bụng rất hẹp hoặc không có. Gai đuôi (Telsson) không phân nhánh. Râu không có gai phụ và chiều dài râu ngắn hơn nhiều so với vỏ giáp. Xúc biện của hàm dưới thứ nhất thon dài và thường có 3 – 4 hàng, phần cuối của xúc biện có hình roi. Gai gốc (basial) và gai ischial nằm ở đốt thứ nhất chân ngực.

Để tôm phát triển đồng đều thì thức ăn phải được rải đều quanh ao, nếu không thể làm việc này cần sử dụng máy tự động cho tôm ăn. Khi sử dụng loại máy này, người nuôi tôm có thể dễ dàng điều chỉnh lượng thức ăn và khoảng cách giữa các lần cho ăn, rải thức ăn đạt được hiệu quả cao nhất – tôm được ăn đủ, không có thức ăn thừa tích tụ ở đáy ao.

Tôm phát triển đồng đều nên giảm độ chênh lệch kích cỡ tôm khi thu hoạch. Máy cho ăn chỉ nên được sử dụng khi tôm được 15-25 ngày tuổi hoặc khi người nuôi bắt đầu cho ăn thức ăn số 3.