Nhà máy Đường An Khê hỗ trợ người dân phát triển vùng nguyên liệu mía
02/11/2024 06:00
Nhà máy Đường An Khê vừa công bố bổ sung chính sách khuyến khích phát triển vùng nguyên liệu mía, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc hỗ trợ nông dân và nâng cao năng lực sản xuất của nhà máy.
Nông dân phấn khởi
Ngày 23/10, lãnh đạo Nhà máy Đường An Khê (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) cho biết, vừa thông báo đến bà con nông dân về bổ sung chính sách khuyến khích phát triển vùng nguyên liệu mía và bảo hiểm mua mía.
Theo đó, căn cứ tình hình thực tế vùng nguyên liệu mía Nhà máy Đường An Khê (thành viên của Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi) và định hướng phát triển vùng nguyên liệu mía trong thời gian tới, Nhà máy Đường An Khê bổ sung chính sách ưu đãi cho bà con nông dân.
Cụ thể, hỗ trợ chuyển đổi cây trồng trong 3 vụ: 2024-2025, 2025-2026, 2026-2027 đối với những diện tích đất trồng các cây trồng khác chuyển sang trồng mía. Đối với những diện tích đang trồng cây keo, bạch đàn, cây công nghiệp dài ngày, đất khai hoang chuyển sang trồng mía, hỗ trợ 3 triệu đồng/ha; đối với diện tích đất đang trồng cây mỳ chuyển sang trồng mía, hỗ trợ 1 triệu đồng/ha.
Đồng thời, Nhà máy Đường An Khê bảo hiểm giá mua mía 4 vụ thu hoạch: 2024-2025, 2025-2026, 2026-2027, 2027-2028. Giá mua mía tại ruộng được bảo hiểm 1 triệu đồng/tấn mía có 10 chữ đường (CCS).
Ông Trần Quang Kiên-Giám đốc Nhà máy Đường An Khê cho biết thêm: “Khi triển khai các vụ thu hoạch mía, căn cứ vào tình hình thực tế thị trường, Nhà máy sẽ ban hành giá mua mía trong từng thời kỳ, đảm bảo không thấp hơn mức bảo hiểm giá mía”.
Đón nhận thông tin này, một hộ nông dân trồng mía tại huyện Kông Chro phấn khởi chia sẻ: “Trước đây, mía là loại cây giúp chúng tôi giảm nghèo, nay vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương mình. Tin tưởng và phấn khởi trước chính sách trên, nhiều nông dân đã có kế hoạch mở rộng diện tích trồng mía và sẵn sàng áp dụng các phương pháp canh tác mới, nhằm nâng cao năng suất và chất lượng mía”.
Sản phẩm vươn ra thị trường thế giới
Chính sách của Nhà máy Đường An Khê không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho nông dân mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của cộng đồng. Khi nông dân có thu nhập ổn định, họ sẽ có khả năng đầu tư trở lại vào sản xuất, từ đó tạo ra một chu trình khép kín trong phát triển nông nghiệp tại địa phương.
Liên quan đến Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi và đơn vị trực thuộc là Nhà máy Đường An Khê, ngày 22/10, Hội nghị Halal toàn quốc được tổ chức tại Hà Nội do Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đồng tổ chức.
Tại đây, Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi đã giới thiệu khoảng 100 sản phẩm đã được cấp chứng nhận Halal. Thị trường thực phẩm Halal có những đòi hỏi riêng và rất khắt khe; các sản phẩm Halal đáp ứng nhiều tiêu chí về vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng và bảo vệ môi trường. Sự có mặt các sản phẩm của tại Hội Nghị Halal đã khẳng định sự sẵn sàng đáp ứng yêu cầu đối với thị trường toàn cầu.
Sau khi trồng thử nghiệm trồng 5ha dứa đạt kết quả tốt trên đất Vũ Quang (Hà Tĩnh), chính quyền địa phương đang nỗ lực vận động người dân tiếp tục mở rộng quy mô cây trồn...
Ngành rau quả Việt Nam sẽ lập mốc kỷ lục 7 tỷ USD, thậm chí có thể vượt mọi dự báo với con số 7,2 tỷ USD trong năm 2024, theo Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam.
Long An coi tái cơ cấu nông nghiệp là chìa khóa để nâng cao các tiêu chí nông thôn mới (NTM). Tỉnh cũng đã chủ động ban hành các đề án phát triển ngành, lĩnh vực và sản p...
Những ngày qua, nông dân vùng trồng lúa trên đất tôm ở huyện Hồng Dân, Phước Long, thị xã Giá Rai (tỉnh Bạc Liêu) đón tin vui về giá lúa tăng; trong đó, giá lúa ST (chủ y...
Thời điểm cuối năm, khi nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng bắt đầu tăng cao, cũng là thời điểm hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, tiêu thụ hàng giả, kém ...
Ngành sản xuất của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng trong tháng 11/2024, tuy nhiên các điều kiện kinh doanh tổng thể cải thiện ở mức độ thấp hơn so với tháng trước đó. Sản l...