Nguồn cung và biến động giá đang tăng áp lực lên xuất khẩu gạo
20/07/2025 05:00
Giới chuyên gia dự báo, xuất khẩu gạo năm 2025 sẽ giảm cả lượng và giá so với năm 2024. Vì vậy, việc duy trì thị phần tại các thị trường truyền thống, tập trung vào phân khúc chất lượng cao được xem là giải pháp then chốt để giữ vị thế của gạo Việt.
Giảm giá trị, tăng cạnh tranh
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, 6 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu gạo đạt 4,9 triệu tấn và 2,54 tỷ USD, tăng 7,6% về khối lượng nhưng giảm 12,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2024.
Giá gạo xuất khẩu bình quân 6 tháng đầu năm 2025 ước đạt 517,5 USD/tấn, giảm 18,4% so với cùng kỳ năm 2024. Philippines là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam với thị phần chiếm 43,4%. Bờ Biển Ngà và Gana là 2 thị trường lớn tiếp theo với thị phần tương ứng là 10,7% và 10,5%.
Mục tiêu kế hoạch xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2025 đạt 5,7 tỷ USD. Ảnh minh hoạ
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến cho hay, xuất khẩu gạo đang có xu hướng sụt giảm ngay từ đầu năm 2025 do nguồn cung trên thị trường lớn, giá xuất khẩu thấp và các thị trường nhập khẩu đang hạn chế mua vào để chờ giá xuống thấp.
Mục tiêu kế hoạch xuất khẩu năm 2025 ước đạt 5,7 tỷ USD, giảm 0,9% so với cùng kỳ 2024, trong đó 6 tháng đầu năm cần đạt 2,6 tỷ USD, 6 tháng cuối năm cần đạt 3,1 tỷ USD. Tuy nhiên, theo số liệu xuất khẩu ước tính vào thời điểm tháng 6/2025, khả năng kim ngạch xuất khẩu ngành hàng gạo có thể sụt giảm hơn so với mục tiêu đặt ra, ước tính chỉ đạt khoảng 5,5 tỷ USD, giảm 4,4% so với cùng kỳ năm 2024.
Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) Đỗ Hà Nam dự báo, xuất khẩu gạo năm 2025 của Việt Nam nhiều khả năng sẽ giảm cả lượng và giá so với năm 2024. Do dư địa cho xuất khẩu gạo năm 2025 còn rất ít trong bối cảnh mức nền của năm 2024 vốn đã ở mức cao, trong khi có quá nhiều yếu tố bất lợi liên quan đến thị trường, đặc biệt là khi Ấn Độ nới lỏng lệnh hạn chế xuất khẩu gạo.
“Thị trường gạo thế giới dự kiến tiếp tục chịu áp lực từ nguồn cung lớn và cạnh tranh gay gắt giữa các nước xuất khẩu chủ lực như Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam. Giá xuất khẩu gạo nhiều khả năng sẽ dao động trong biên độ hẹp và khó phục hồi rõ rệt, do tồn kho tại nhiều nước nhập khẩu vẫn ở mức cao” – ông Đỗ Hà Nam nhận định.
Xuất gạo năm 2025 gặp khó về áp lực nguồn cung. Ảnh minh hoạ
Duy trì thị phần, tận dụng lợi thế cạnh tranh
Trên thị trường thế giới, giá gạo bình quân tháng 6/2025 tại các quốc gia xuất khẩu lớn tiếp tục giảm nhẹ so với tháng trước, đồng thời giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2024. Cụ thể, giá gạo 5% tấm của Thái Lan ở mức 398 USD/tấn, giảm giảm 35,71% so với tháng 6/2024; giá gạo 5% tấm của Ấn Độ ở mức 383,1 USD/tấn, giảm 30,08% so với cùng kỳ; giá gạo 5% tấm của Việt Nam ở mức 390 USD/tấn, giảm 31,87% so với cùng kỳ năm 2024.
Tại thị trường trong nước, giá lúa gạo tháng 6/2025 diễn biến trái chiều so với tháng trước. Giá lúa nguyên liệu giảm mạnh do áp lực nguồn cung sau thu hoạch chính vụ Đông Xuân, trong khi giá gạo thành phẩm cơ bản giữ ổn định.
Cụ thể, tại An Giang, lúa OM18 có giá 6.000 - 6.200 đồng/kg (giảm 12% so với tháng 5/2025); lúa IR50404 ở mức 5.400 - 5.600 đồng/kg (giảm 10%); gạo thường dao động 13.000 - 14.000 đồng/kg (giảm 1-2%); gạo thơm Jasmine duy trì ổn định ở mức 16.000 - 18.000 đồng/kg…
Thời điểm hiện tại, nguồn cung gạo trên thế giới dồi dào và giá có xu hướng giảm. Cập nhật số liệu mới nhất của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho thấy, giá gạo 5% tấm của Việt Nam ở mức 377 USD/tấn; gạo 25% tấm của Việt Nam hiện đứng ở mức 357 USD/tấn, thấp hơn gạo cùng phẩm cấp của Thái Lan và Ấn Độ; gạo 100% tấm ở mức 317 USD/tấn.
Điều đáng lưu ý là trong thời gian gần đây, Chính phủ Philippines luôn bày tỏ mong muốn đa dạng hóa nguồn cung gạo và sự gia tăng sản lượng gạo nhập từ một số quốc gia khác, tuy nhiên lại gặp khó khăn về chất lượng và giá cả. Trong khi đó, người dân Philippines nhiều năm qua đã quen thuộc với chất lượng của gạo Việt Nam và giá hợp túi tiền.
Để đạt mục tiêu xuất khẩu, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến cho rằng, cần tiếp tục duy trì thị phần xuất khẩu, tận dụng lợi thế cạnh tranh để gia tăng thị phần gạo thơm khi Thái Lan và Ấn Độ là 2 nhà cung cấp phân khúc này lớn nhất nhì vào thị trường Mỹ nhưng phải chịu mức thuế cao.
Bên cạnh đó, các DN cần tiếp tục duy trì các thị trường truyền thống có thị phần lớn như Philippines, Indonesia, Malaysia để giữ thị trường; đồng thời cần tìm kiếm thêm thị trường xuất khẩu và đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào để giảm áp lực thuế.
Trong căn nhà khang trang ở phường Trung Kiên, quận Thốt Nốt (TP Cần Thơ), ông Hồ Bá Phiêu (hay còn gọi Ba Khem, 52 tuổi), treo đầy bằng khen của Thủ tướng, Hội Nông dân…...
Tỉnh Gia Lai đặt mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững thông qua mô hình kinh tế tuần hoàn, ứng dụng công nghệ cao, với sự đồng hành của Công ty CP Thành Thành Công - ...
Bản Giàng là thôn xa nhất, khó khăn nhất của xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và cấp uỷ, chính quyền địa phương, diện mạo vùng ...
Làm sao để bà con miền núi mau chóng thoát nghèo, có cơ hội vươn lên làm giàu? Nên coi đây là việc cấp thiết phải thực hiện ngay với những kết quả rõ rệt.
Dự Hội thảo "Doanh nghiệp Việt - Khát vọng cống hiến trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc" diễn ra ngày 28/6 tại tỉnh Kiên Giang, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn ...
Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia vừa đưa ra nhận định tình hình thời tiết trong 10 ngày tới tại Hà Nội và các vùng trên cả nước, tính từ đêm 15/7/2025 đến ngà...
Từ chủ trương hợp tác giữa hai Chính phủ, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) đã biến vùng đất Lào thành "mỏ vàng" với hàng trăm triệu USD doanh thu, góp p...
Việc sáp nhập 2 tỉnh Gia Lai (cũ) với Bình Định thành tỉnh Gia Lai mới cùng dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku sắp khởi công, đưa cảng Quy Nhơn vào vị thế “cửa ngõ” kết nối ...
Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, mục tiêu xuất khẩu hạt điều năm 2025 là 4,5 tỷ USD, tăng 2,7% so với cùng kỳ 2024. Như vậy, xuất khẩu mặt hàng này 6 tháng cuối năm...