Nắm bắt cơ hội thị trường mới cho tôm Việt

17/04/2025 06:00
Xuất khẩu tôm Việt Nam đang chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ, với 107 thị trường trên toàn cầu.

Tuy nhiên, để tiếp tục phát huy vị thế, nắm bắt tốt cơ hội thị trường trong xu hướng mới, ngành hàng tôm phải chủ động cải thiện các điều kiện sản xuất, chuẩn hóa từ sản xuất đến thương mại.

Top 5 thị trường chính của tôm Việt Nam là: Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, EU và Hàn Quốc, chiếm 76% tổng giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam. Đặc biệt, sự tăng trưởng tốt đã kéo dài từ cuối năm 2024 sang năm 2025 với các thị trường chính như EU, Trung Quốc và Mỹ đưa tôm tiếp tục là mặt hàng có sự tăng trưởng mạnh mẽ ngay từ đầu năm 2025.

Các doanh nghiệp xuất khẩu tôm đang tận dụng tốt sự hồi phục từ nhu cầu và giá. Ngoài ra, nhờ uy tín, chất lượng sản phẩm và lợi thế từ hàng chế biến giá trị gia tăng, doanh nghiệp Việt Nam vẫn giữ được thị phần tại các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc và EU.

Trung Quốc đã vượt qua Mỹ để trở thành thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam. Đặc biệt, mặt hàng tôm hùm xuất khẩu sang Trung Quốc ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ. Riêng tháng đầu năm 2025, tôm hùm chiếm gần một nửa tổng xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc và gấp 9 lần so với cùng kỳ năm 2024. Bên cạnh đó, các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu tôm sang các quốc gia như Anh, Canada và Australia, giúp nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm tôm Việt Nam.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo, nhu cầu tiêu thụ và nhập khẩu thủy sản dự báo tăng trưởng tích cực khi các nền kinh tế lớn phục hồi và các thị trường mới nổi có khả năng tăng trưởng như Trung Đông, châu Phi, Đông Nam Á. Đặc biệt tại thị trường Mỹ, các chính sách dưới thời Tổng thống Donald Trump có thể tạo cơ hội cho xuất khẩu tôm và cá tra Việt Nam khi Mỹ có thể giảm nhập khẩu từ một số quốc gia và tăng cường nguồn cung thay thế khác.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) nhận định, năm 2025, xuất khẩu tôm sẽ tăng trưởng nhờ vào sự điều chỉnh chiến lược sản xuất và mở rộng thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, áp lực cạnh tranh từ các nước sản xuất tôm hàng đầu thế giới như Ecuador, Ấn Độ và Thái Lan vẫn rất lớn.

Bên cạnh đó, các quy định nghiêm ngặt về truy xuất nguồn gốc và tiêu chuẩn chất lượng từ các thị trường như Mỹ và EU đang đặt ra yêu cầu cao đối với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, đòi hỏi phải nâng cao năng lực cạnh tranh để giữ vững thị phần.

Tín hiệu tích cực từ thị trường quốc tế cũng đang tác động đến giá tôm nguyên liệu, điều này tạo cơ hội cho người nuôi tôm duy trì và mở rộng diện tích nuôi trong năm 2025. Tuy nhiên, ngành tôm Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức, cần có sự chuyển đổi mạnh mẽ trong sản xuất và chiến lược tiếp cận thị trường để đảm bảo tăng trưởng bền vững.

Theo ông Trần Đình Luân, Cục trưởng Cục Thủy sản va Kiểm ngư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tôm giống Việt Nam vẫn phụ thuộc vào nguồn tôm bố mẹ nhập khẩu, đặc biệt là tôm chân trắng nhập khẩu gần 79%, còn tôm sú bố mẹ vẫn chính từ khai thác tự nhiên gần 57%. Sự phụ thuộc vào nguồn giống từ các quốc gia, khai thác tự nhiên khiến ngành tôm dễ bị ảnh hưởng bởi biến động thị trường giống, đồng thời tạo ra những rủi ro về chất lượng và sự chủ động trong sản xuất. 

Bên cạnh đó, giá thành sản xuất tôm trong nước vẫn còn cao hơn so với các quốc gia trong khu vực. Chi phí thức ăn chiếm tỷ lệ lớn từ 55 - 57% giá thành sản xuất, khiến tôm Việt Nam kém cạnh tranh hơn so với các đối thủ như Ấn Độ và Ecuador.

Đó còn chưa kể việc phải thường xuyên chịu tác động của biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn và hạn hán gây thiệt hại, giảm năng suất, dịch bệnh…. cho sản xuất tôm Việt Nam. Theo ông Phan Quang Minh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi và Thú y, tôm nuôi nước lợ vẫn thường xuyên đối mặt với dịch bệnh, chủ yếu là bệnh hoại tử gan tuỵ cấp tính, phân trắng và đốm trắng. Trước thực trạng dịch bệnh trên tôm diễn biến còn phức tạp, các quốc gia nhập khẩu ngày càng sử dụng quyền giám sát dịch bệnh để tạo ra các hàng rào kỹ thuật.

Để chủ động trước các yêu cầu của các nước nhập khẩu cũng như đảm bảo nuôi nuôi tôm bền vững, giảm thiệt hại do dịch bệnh gây ra, ông Phan Quang Minh cho rằng, các cơ sở nuôi cần chủ động xây dựng và triển khai chương trình giám sát dịch bệnh chủ động, đặc biệt là các bệnh nguy hiểm trên tôm theo quy định của Tổ chức Thú y thế giới. Việc giám sát gắn với xây dựng cơ sở và chuỗi sản xuất an toàn dịch bệnh để phục vụ trong nước và xuất khẩu.

Chú thích ảnh

Người dân thu tôm nguyên liệu tại xã Vĩnh Trạch Đông (thành phố Bạc Liêu). Ảnh: Hoàng Huynh/TTXVN phát

VASEP đề xuất Chính phủ, các bộ, ngành tập trung các hoạt động ngoại giao kinh tế, đàm phán song phương và xúc tiến thương mại có mục tiêu tại các thị trường quan trọng để khơi thông lợi thế cho xuất khẩu tôm Việt Nam. Cụ thể, thúc đẩy việc đàm phán với Hàn Quốc để bãi bỏ hạn ngạch đối với tôm Việt Nam xuất khẩu vào Hàn Quốc trong khuôn khổ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) nhằm điều chỉnh thuế suất về 0% cho tôm Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến cho rằng, cùng với việc đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, phục vụ phát triển vùng nuôi, logistics, ngành hàng tôm cần phải tổ chức lại tổ chức sản xuất, các khâu thu hoạch, sơ chế, chế biến, xúc tiến thương mại để song hành với nhau. 

Để nâng cao giá trị, tạo ra sự bứt phá ngành tôm phát triển bền vững, các địa phương, nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long xây dựng chất lượng nguồn giống đạt chất lượng cao để chủ động trong sản xuất và giảm chi phí trong quá trình nuôi cũng như hạn chế dịch bệnh. Phương thức nuôi hướng đến sản xuất xanh, ít phát thải và ứng dụng công nghệ số, truy xuất nguồn gốc.

Doanh nghiệp, người nuôi tôm cần xây dựng kế hoạch, chuẩn bị sẵn các điều kiện để chủ động sản xuất trong bối cảnh và tình hình mới trong nước và toàn cầu. Đặc biệt là chủ động nghiên cứu các yêu cầu mới của thị trường, áp dụng công nghệ mới/cải tiến quy trình sản xuất, chặt chẽ từ khâu nguyên liệu đến khâu chế biến và thúc đẩy thương mại đảm bảo không vướng mắc các quy định mới, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

Theo Doanh nghiệp & Thương hiệu


Tin xem thêm

Nhập khẩu thịt heo 5 tháng đầu năm tăng gấp đôi, xuất khẩu chững lại

TIN NHANH DUYEN HAI
02/07/2025 06:00

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã nhập khẩu khoảng 56.000 tấn thịt heo tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh, với trị giá 149,66 t...

Việt Nam chuẩn bị xuất khẩu chính ngạch bơ, sầu riêng vào Nhật Bản - Hàn Quốc

TIN NHANH DUYEN HAI
01/07/2025 06:00

Sau thành công trong việc đưa sầu riêng chính ngạch vào Trung Quốc, Việt Nam đang tiếp tục nỗ lực mở cửa thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc cho trái bơ và sầu riêng.

Xuất khẩu nông sản, tăng trưởng mạnh trong 4 tháng đầu năm 2025

TIN NHANH DUYEN HAI
01/07/2025 01:00

Xuất khẩu nông sản của Việt Nam đang có một khởi đầu thuận lợi trong năm 2025. Chỉ trong 4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đã đạt gần 19,06 tỷ USD, tăng 22%...

Bán nông sản gắn thương hiệu người khác: Kéo dài đến bao giờ

TIN NHANH DUYEN HAI
30/06/2025 06:00

Nhiều mặt hàng nông sản Việt được người tiêu dùng quốc tế ưa chuộng nhưng lại hiếm khi mang tên Việt Nam khi ra thị trường. Phần lớn được đóng gói theo yêu cầu của nhà nh...

Khai mạc Triển lãm quốc tế chuyên ngành nông nghiệp và chăn nuôi

TIN NHANH DUYEN HAI
30/06/2025 06:00

Triển lãm quốc tế chuyên ngành nông nghiệp và chăn nuôi (Agri Vietnam & Livestock Vietnam) 2025 vừa chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC),...

Bắc Bộ đón mưa dông diện rộng cuối tháng 6

TIN NHANH DUYEN HAI
29/06/2025 06:00

Dự báo từ đêm 28/6 - 2/7, miền Bắc xuất hiện một đợt mưa dông diện rộng, khu vực miền núi và trung du có nơi mưa trên 500 mm, nguy cơ cao xảy ra ngập úng, lũ quét.

Tưới ngập – khô xen kẽ: Thay đổi nhỏ cho bài toán lớn trồng lúa

TIN NHANH DUYEN HAI
29/06/2025 06:00

Kỹ thuật tưới ngập – khô xen kẽ (AWD) đang nổi lên như một giải pháp thực tiễn, phù hợp với điều kiện canh tác lúa tại nhiều vùng đồng bằng. Không phải là công nghệ đắt đ...

Nuôi lươn không bùn, mỗi bể 10m2 lãi 30 - 40 triệu đồng/năm

TIN NHANH DUYEN HAI
28/06/2025 06:00

Với mỗi bể nuôi lươn không bùn rộng 10m2, sau 12 tháng nuôi ông Trương Anh Huy ở xã Diên Phú, huyện Diên Khánh (Khánh Hòa) lãi 30 – 40 triệu đồng.

Mỹ giữ thuế chống bán phá giá 0% cho nhiều nhà xuất khẩu cá tra Việt Nam

TIN NHANH DUYEN HAI
28/06/2025 06:00

Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa công bố kết quả cuối cùng trong kỳ rà soát hành chính lần thứ 20 (POR20) đối với mặt hàng phi lê cá tra đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam, giai đ...