Lão nông người Bạc Liêu tại Gia Lai và bộ rễ nu bằng lăng độc lạ
31/03/2025 06:00
Ở tuổi 74, ông Trang Quốc Hùng, một người con của vùng đất Bạc Liêu vẫn hàng ngày gắn bó với nương rẫy tại huyện biên giới Đức Cơ, tỉnh Gia Lai. Không chỉ chăm sóc một trang trại xanh tốt, ông còn nắm giữ một bộ rễ nu bằng lăng độc đáo với tuổi thọ ước tính 300 năm.
Từ Bạc Liêu lên biên giới lập nghiệp
Theo giới thiệu của doanh nhân Đào Minh Trí, mới đây chúng tôi tìm đến trang trại rộng 4ha của ông Hùng tại làng Bi, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ. Trang trại này nằm cách Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh chỉ hơn 1km, trên vùng đất đỏ sỏi cơm thích hợp cho việc trồng các loại cây ăn trái như mít, xoài, ổi, bưởi, chanh và chôm chôm.
Ông Trang Quốc Hùng và anh Đào Minh Trí. Ảnh: Minh Vỹ
Hàng ngày, vợ chồng ông vẫn miệt mài với công việc: ông chăm sóc vườn cây, thu hoạch hoa quả, còn vợ mang sản phẩm ra chợ bán để kiếm thu nhập trang trải cuộc sống.
Ông Trang Quốc Hùng chăm sóc vườn bưởi. Ảnh: Minh VỹChăm sóc vườn cây vú sữa. Ảnh: Minh Vỹ
Năm 1991, ông Hùng rời Bạc Liêu lên Pleiku lập nghiệp với nghề khai thác gỗ và vận hành xưởng cơ khí. Sau này, ông bàn giao xưởng lại cho con để chuyển vào làng Bi lập trang trại. Nhờ uy tín và tinh thần làm việc tận tụy, năm 2015, ông được bà con tín nhiệm bầu làm Giám đốc HTX Ia Dom chuyên về lĩnh vực nông-lâm-công nghiệp-thương mại-dịch vụ. Tuy nhiên, cuối năm 2024, do tuổi cao sức yếu, ông xin nghỉ.
Bên hồ nước tưới cây. Ảnh: Minh Vỹ
Sở hữu bộ rễ nu bằng lăng độc lạ
Ngoài việc canh tác nông nghiệp, ông Hùng còn gây chú ý với bộ rễ nu bằng lăng khổng lồ, có kích thước rộng 3,2m, cao 2,3m, dày 0,5m, với hai mặt đều có giá trị thẩm mỹ cao. Theo ông kể, bộ rễ này được ông mua lại từ một người làm rẫy nhiều năm trước. Khi đốt nương, phần rễ nu này không bị cháy, nên ông quyết định mang về trưng bày trong nhà. Dân trong nghề ước tính rễ cây này có tuổi thọ khoảng 300 năm. Do mọc trên đá, không ăn sâu vào lòng đất nên bộ rễ phát triển theo chiều ngang, tạo hình dáng kỳ lạ và cuốn hút.
Bộ rễ nu bằng lăng độc đáo với tuổi thọ ước tính 300 năm. Ảnh: Minh Vỹ
Hiện tại, ông Hùng mong muốn bán bộ rễ nu này để có thêm kinh phí dưỡng già. Những ai có đam mê với các tác phẩm độc đáo có thể đến trang trại của ông để chiêm ngưỡng và thương lượng.
Bằng lăng là loại cây quen thuộc ở Tây Nguyên, thường mọc hoang dã trong rừng hoặc được trồng ven đường, trong vườn nhà. Khi cây già, phần rễ sẽ phát triển những khối u (gọi là nu) với hình thù kỳ lạ, tạo nên vẻ đẹp cổ kính và huyền bí. Chính sự tự nhiên và độc đáo này làm cho rễ nu bằng lăng trở thành một món đồ quý hiếm.
Hoa bằng lăng. Độc lạ bộ rễ nu bằng lăng. Ảnh: Minh Vỹ
Những bộ rễ bằng lăng không chỉ mang giá trị thẩm mỹ mà còn có ý nghĩa phong thủy. Người chơi cây tin rằng, các khối nu tượng trưng cho sự phát đạt, thịnh vượng và bền vững. Mỗi gốc cây có kiểu dáng khác nhau, không có hai cây nào giống nhau hoàn toàn, tạo nên sự độc bản và sức hút riêng.
Với bộ rễ nu bằng lăng có một không hai, ông Trang Quốc Hùng không chỉ sở hữu một báu vật của thiên nhiên mà còn góp phần làm phong phú thêm thị trường đồ gỗ mỹ nghệ Việt Nam.
Tiếp nối thành công của ngày hội công nghệ SIC Tech Day 2025 tại TPHCM, ngày 24/4, tại Trường Đại học Thủy Lợi (Hà Nội) Samsung Việt Nam tiếp tục tổ chức sự kiện này tại ...
Là loại trái cây nhiệt đới có sản lượng lớn và được thị trường Trung Quốc ưa chuộng, mít từng giúp nông dân Việt Nam có những mùa bội thu. Tuy nhiên, sự lệ thuộc vào một ...
Từ vỏ trái cây, bã cà phê đến chất thải chăn nuôi – những thứ từng bị bỏ đi, nay trở thành nguồn thu hàng tỷ đồng mỗi năm cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Họ không chỉ ki...
Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới, nhưng phần lớn vẫn ở dạng thô, ẩn mình trong chuỗi giá trị mang thương hiệu nước ngoài. Làm sao để cà phê Việt...
Nhiều doanh nghiệp nhỏ và hợp tác xã ở nông thôn Việt Nam đang loay hoay đứng ngoài các chuỗi phân phối hiện đại chỉ vì thiếu một tấm giấy chứng nhận VietGAP, GlobalGAP. ...
Giới trẻ không còn rời quê để lập nghiệp. Trái lại, ngày càng nhiều doanh nghiệp mới – phần lớn do những người trẻ sáng lập – đang chọn nông nghiệp làm bệ phóng phát triể...