Kinh tế tuần hoàn – xu hướng tất yếu cho nền nông nghiệp hiện đại

21/07/2025 06:00
Tại Việt Nam, kinh tế tuần hoàn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp, mang đến lợi ích kinh tế, góp phần bảo vệ hệ sinh thái và xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại. Nông nghiệp tuần hoàn vừa là yêu cầu bắt buộc, vừa là động lực tiến tới nền nông nghiệp xanh.

Mục tiêu của kinh tế tuần hoàn là tạo ra hệ sinh thái lành mạnh, bền vững, bảo đảm việc sản xuất và tiêu thụ nông sản có lợi cho cả người tiêu dùng và môi trường. Trong việc phát triển nông nghiệp bền vững, kinh tế tuần hoàn đóng vai trò quan trọng: góp phần tăng cường hiệu suất sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường; góp phần xây dựng chuỗi giá trị bền vững; cải thiện điều kiện sống cho người nông dân vùng nông thôn;…

Hiện nay, mô hình chăn nuôi theo hướng tuần hoàn đã được triển khai tại một số địa phương như: Phú Thọ, Hưng Yên, Tuyên Quang, Lào Cai, Hà Nội… Các phụ phẩm trong nông nghiệp như thân cây ngô, sắn, đậu, lạc được ủ chua làm thức ăn cho gia súc. Phân thải từ chăn nuôi lại được xử lý bằng sinh học để tái sử dụng trong trồng trọt. Nhờ mô hình như vậy mà giá thành thức ăn giảm, tăng hiệu quả kinh tế lên 10-15% so với mô hình chăn nuôi truyền thống. Thông qua các mô hình kinh tế tuần hoàn, nông dân được tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ sinh học, tạo ra sản phẩm nông nghiệp an toàn, chất lượng cao, phát triển chuỗi liên kết, cũng như góp phần bảo vệ môi trường, tạo sản phẩm có tiêu chuẩn chất lượng, giá trị cao.

Mặc dù mang lại nhiều lợi ích nhưng việc chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp vẫn gặp không ít khó khăn. Các mô hình kinh tế tuần hoàn vẫn đang hoạt động ở mức nhỏ lẻ, manh mún, chưa thực sự bài bản, việc nghiên cứu, chuyển giao, phổ biến, đầu tư cho khoa học, công nghệ, nhân lực trong lĩnh vực kinh tế tuần hoàn chưa được quan tâm đúng mức…

Chia sẻ tại Diễn đàn nông nghiệp 2025: "Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp" vừa được tổ chức ngày 16/7, ông Lê Đức Thịnh - Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) cho biết, mỗi năm, Việt Nam có hơn 156 triệu tấn phụ phẩm (rơm rạ, vỏ trấu, bã mía, vỏ cà phê, chất thải chăn nuôi…) Nhưng số lượng được tái chế, tái sử dụng thấp, mới đạt dưới 35%, quy mô nhỏ, phân tán gây ô nhiễm. Bên cạnh đó, vẫn còn thiếu hệ thống quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia như nhãn mác, nhãn chứng nhận cho sản phẩm nông nghiệp tuần hoàn, thiếu chính sách tín dụng xanh, bảo hiểm rủi ro, khuyến khích đầu tư công nghệ xử lý phụ phẩm; thiếu dữ liệu, bản đồ phụ phẩm - chuỗi - phát thải; chưa có nền tảng số hỗ trợ doanh nghiệp...

Không chỉ vậy, rào cản về đất đai và vốn cũng là nguyên nhân khiến việc chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn gặp nhiều khó khăn. Nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã gặp khó khăn trong việc tiếp cận đất đai và quy hoạch sản xuất, yêu cầu tài sản thế chấp và thủ tục tiếp cận tín dụng còn phức tạp; tín dụng theo chuỗi nông nghiệp chưa được áp dụng phổ biến; khả năng xử lý rủi ro tín dụng thấp, chưa gắn với bảo hiểm nông nghiệp; quy mô sản xuất nhỏ lẻ nên khó áp dụng hình thức sản xuất khép kín, tập trung với diện tích canh tác lớn; người tiêu dùng chưa thực sự tin tưởng sản phẩm hữu cơ; trình độ, năng lực tiếp cận khoa học và công nghệ còn nhiều hạn chế…

Sản xuất nông nghiệp theo hướng tuần hoàn còn gặp nhiều khó khăn do khung chính sách về phát triển kinh tế tuần hoàn chưa được hoàn thiện. Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa không đủ điều kiện đầu tư công nghệ tái chế, xử lý chất thải; thiếu liên kết vùng và chuỗi giá trị; nhận thức và trình độ quản trị còn hạn chế…

Việt Nam cần xác định tầm nhìn và chiến lược phát triển bền vững cho ngành nông nghiệp. Để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp và nâng cao năng lực cạnh tranh, cần áp dụng các giải pháp cụ thể, đồng bộ. Theo ông Hà Văn Thắng - Chủ tịch Hội đồng doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam (VCAC), trước hết cần tập trung vào chính sách: hỗ trợ tài chính và tín dụng xanh; ưu đãi thuế và đất đai; phát triển hạ tầng và vùng nguyên liệu tập trung; hoàn thiện khung pháp lý và tiêu chuẩn; hỗ trợ đào tạo, truyền thông và kết nối thị trường; hỗ trợ mô hình thử nghiệm, đổi mới sáng tạo ở khu vực kinh tế hộ;…

Việc thúc đẩy mô hình tuần hoàn cần được xem là quá trình chuyển đổi tư duy lâu dài. Cần ban hành chiến lược riêng về nông nghiệp tuần hoàn, xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và đầu tư xanh, lồng ghép vào các chuỗi giá trị ngành hàng chủ lực, gắn với mục tiêu Net-zero.

Kinh tế tuần hoàn không còn là lựa chọn mà là yêu cầu bắt buộc để nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo giá trị gia tăng bền vững cho nông nghiệp Việt Nam. Để có thể đạt được hiệu quả như kỳ vọng, trong thời gian tới, Việt Nam cần sớm khắc phục các vấn đề tồn tại và thách thức trong việc áp dụng mô hình nông nghiệp tuần hoàn, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nước, doanh nghiệp, nông dân, giới khoa học và nhà đầu tư. Đặc biệt là cần nhìn nhận đúng, nâng cao và phát huy được vai trò, sứ mệnh của doanh nghiệp, doanh nhân đối với ngành nông nghiệp. 

Theo Doanh nghiệp & Thương hiệu


Tin xem thêm

Gấp rút hoàn thiện Khu công nghiệp Nam Pleiku trước tháng 10/2026

TIN NHANH DUYEN HAI
23/07/2025 06:00

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Tự Công Hoàng yêu cầu Ban Quản lý Khu kinh tế và chủ đầu tư khẩn trương hoàn thiện thủ tục, giải phóng mặt bằng để đưa Khu công nghi...

Bắc Ninh: Đẩy mạnh khởi nghiệp - Tạo sinh kế ổn định gắn với chương trình giảm nghèo bền vững

TIN NHANH DUYEN HAI
22/07/2025 18:00

Trong những năm qua, tỉnh Bắc Ninh đã và đang triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, trong đó đặc biệt chú trọng ph...

Những “ngôi sao” nông sản Việt – Trái cây nào đang xuất khẩu mạnh

TIN NHANH DUYEN HAI
22/07/2025 06:00

Trong bức tranh xuất khẩu nông sản Việt Nam năm 2024, một số loại trái cây đã vươn lên mạnh mẽ, trở thành những "ngôi sao" trên thị trường.

EU: Thị trường khó tính nhưng đáng để dấn thân

TIN NHANH DUYEN HAI
21/07/2025 06:00

Xuất khẩu nông sản sang châu Âu không còn là câu chuyện mới, nhưng hành trình đó đang trở nên phức tạp hơn. Trong khi nhiều doanh nghiệp từng gặt hái thành quả tại EU thì...

Kinh tế tuần hoàn – xu hướng tất yếu cho nền nông nghiệp hiện đại

TIN NHANH DUYEN HAI
21/07/2025 06:00

Tại Việt Nam, kinh tế tuần hoàn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp, mang đến lợi ích kinh tế, góp phần bảo vệ hệ sin...

Nguồn cung và biến động giá đang tăng áp lực lên xuất khẩu gạo

TIN NHANH DUYEN HAI
20/07/2025 05:00

Giới chuyên gia dự báo, xuất khẩu gạo năm 2025 sẽ giảm cả lượng và giá so với năm 2024. Vì vậy, việc duy trì thị phần tại các thị trường truyền thống, tập trung vào phân ...

Lão nông tỷ phú Cần Thơ làm giàu từ lúa giống và chuyện giúp người ai cũng nể

TIN NHANH DUYEN HAI
20/07/2025 05:00

Trong căn nhà khang trang ở phường Trung Kiên, quận Thốt Nốt (TP Cần Thơ), ông Hồ Bá Phiêu (hay còn gọi Ba Khem, 52 tuổi), treo đầy bằng khen của Thủ tướng, Hội Nông dân…...

Hợp tác Gia Lai - AgriS: Hướng đến nông nghiệp xanh và chế biến sâu

TIN NHANH DUYEN HAI
19/07/2025 06:00

Tỉnh Gia Lai đặt mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững thông qua mô hình kinh tế tuần hoàn, ứng dụng công nghệ cao, với sự đồng hành của Công ty CP Thành Thành Công - ...

Thôn vùng cao ở Lào Cai, trước chìm trong hoa anh túc nay trồng lúa, ngô, cây ăn quả mà giảm nghèo làm giàu

TIN NHANH DUYEN HAI
19/07/2025 06:00

Bản Giàng là thôn xa nhất, khó khăn nhất của xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và cấp uỷ, chính quyền địa phương, diện mạo vùng ...