Hơn 55.000 tấn gạo Việt Nam được Hàn Quốc phân bổ hạn ngạch
04/03/2025 06:00
Tổng Công ty Nông nghiệp và Thương mại Thực phẩm Hàn Quốc đã ban hành hạn ngạch thuế quan năm 2025, với hơn 55.000 tấn gạo xay xát phân bổ cho Việt Nam.
Hàn Quốc phân bổ hạn ngạch thuế quan cho hơn 55.000 tấn gạo Việt Nam.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), Tổng Công ty Nông nghiệp và Thương mại Thực phẩm Hàn Quốc (KAFTC) đã ban hành lịch trình hạn ngạch thuế quan (TRQ) cho năm 2025, với các thông báo đấu thầu được lên kế hoạch bốn lần trong nửa đầu năm (từ tháng 2 đến tháng 5) và ba đến năm lần trong nửa cuối năm, tùy thuộc vào điều kiện trong nước.
Theo đó, hạn ngạch theo quốc gia (CSQ) phân bổ cho gạo xay xát là 157.195 tấn gạo Trung Quốc, 132.304 tấn gạo Hoa Kỳ, 55.112 tấn gạo Việt Nam, 28.494 tấn gạo Thái Lan và 15.595 tấn gạo Úc, với hạn ngạch toàn cầu bổ sung là 20.000 tấn.
FAO ước tính sản lượng lúa năm 2024 của Hàn Quốc là 4,783 triệu tấn, giảm khoảng 2,3% so với cùng kỳ năm trước. Ước tính này thấp hơn mức trung bình 5 năm là 4,967 triệu tấn. Sự suy giảm này là do nhu cầu tiêu thụ trong nước giảm và nỗ lực của chính phủ nhằm giảm diện tích trồng lúa và hỗ trợ sản xuất các loại cây trồng khác như đậu nành.
Tại Hàn Quốc, lúa được trồng vào khoảng tháng 5 đến tháng 6 và thu hoạch vào khoảng tháng 9 đến tháng 10. FAO dự báo lượng gạo nhập khẩu năm 2025 là 460.000 tấn.
Quả đậu bắp ngày càng được ưa chuộng và trở thành món ăn quen thuộc trên mâm cơm của mỗi gia đình bởi hàm lượng dinh dưỡng dồi dào cùng hương vị thơm ngon.
Xét từ góc độ sức khỏe, bữa ăn tối có ảnh hưởng rất lớn đến cơ quan gan. Dưới đây là những loại thực phẩm nên và không nên ăn vào buổi tối để tốt cho gan.
Mới đây, lô hàng hồ tiêu đen có nguồn gốc từ Gia Lai đã bị trả về khi xuất khẩu sang Đài Loan (Trung Quốc) do nhiễm chất sudan, một loại phẩm màu công nghiệp có thể gây h...
Viện Sinh học Nông nghiệp (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) hiện mỗi năm cung cấp 1.200 tấn giống cho bà con để sản xuất gần 1.000ha khoai tây ở 14 tỉnh thành phía Bắc.
Trong những ngày đại hàn cuối đông, chị Phạm Thị Lý, nhà khoa học gắn bó với nông dân gọi điện rủ tôi đi thăm lại khu bảo tồn Nam dược Nhất Dương Sinh.
Kon Tum đang thể hiện sự quyết tâm khi đẩy mạnh thu hút các doanh nghiệp, HTX và người dân đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao gắn với chế biến sâu.