Người đồng bào Xơ Đăng tại huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) gần như ăn Tết Nguyên đán trên rừng để cùng nhau bảo vệ, chăm sóc sâm Ngọc Linh.
Người dân tập trung trên rừng để chăm sóc sâm Ngọc Linh. Ảnh: CTV.
Như mọi năm, cứ vào dịp Tết Nguyên đán, người đồng bào Xơ Đăng lại hối hả lên rừng chăm sóc, bảo vệ vườn sâm Ngọc Linh.
Theo nhiều hộ dân, lợi dụng Tết Nguyên đán, nhiều kẻ gian thực hiện trộm cắp sâm Ngọc Linh vốn có giá trị kinh tế rất cao. Chưa kể, thời điểm này, sâm Ngọc Linh dễ bị chuột phá hoại, nên người dân phải thay nhau lên núi chăm sóc.
Ghi nhận ngày mùng 2 Tết Nguyên đán tại xã Tê Xăng, từng tốp người lên rừng, người kiểm tra hàng rào bảo vệ, người ngăn lưới chống chuột. Bên cạnh đó, nhiều hộ thực hiện tưới nước cho cây sâm Ngọc Linh khỏi tình trạng khô hạn.
Do khu vực trồng sâm Ngọc Linh nằm trên đỉnh núi, cách khá xa nơi ở nên người dân phải chuẩn bị lương thực, thực phẩm để ăn uống, sinh hoạt tại chỗ.
Sâm Ngọc Linh được người dân chăm sóc ký lưỡng trong ngày Tết Nguyên đán. Ảnh: CTV.
Trong khi đó, tại xã Ngọk Lây vào ngày mùng 2 Tết, đồng bào Xơ Đăng nơi đây cũng chạy xe máy lên chăm sóc sâm Ngọc Linh. Họ mang theo thức ăn, thực phẩm, thức uống cùng ăn tết tại rừng. Mọi người cùng nhau gửi lời chúc Tết an lành, chúc cho vườn sâm phát triển tốt, cho nhiều hạt. Không khí vui tươi ngập tràn trên gương mặt người trồng sâm.
Bà Y Hoa, Bí thư Đảng ủy xã Tê Xăng (huyện Tu Mơ Rông) cho biết, ngày mùng 2 Tết, người dân lên núi chăm sóc sâm Ngọc Linh rất đông. Nhờ đó, sâm được chăm sóc, bảo vệ rất tốt. Nhờ đó, giúp bà con có điều kiện phát triển, nhân rộng vườn sâm, hướng đến thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Sâm Ngọc Linh giúp người đồng bào Xơ Đăng từng bước thoát nghèo. Ảnh: CTV.
Cũng theo bà Hoa, trước Tết, xã đã chỉ đạo người dân bên cạnh việc vui xuân đón tết, cần chú trọng tăng cường bảo vệ vườn sâm Ngọc Linh khỏi kẻ gian trộm cắp.
Tỉnh Kon Tum hiện có khoảng khoảng hơn 2.800 ha sâm Ngọc Linh, tập trung hầu hết ở huyện Tu Mơ Rông.Trong 5 năm qua, cây sâm Ngọc Linh đã góp phần xóa đói, giảm nghèo cho gần 2.000 hộ dân. Đặc biệt, hàng trăm hộ đã làm giàu, thu nhập hàng chục tỷ đồng.
Tiếp nối thành công của ngày hội công nghệ SIC Tech Day 2025 tại TPHCM, ngày 24/4, tại Trường Đại học Thủy Lợi (Hà Nội) Samsung Việt Nam tiếp tục tổ chức sự kiện này tại ...
Là loại trái cây nhiệt đới có sản lượng lớn và được thị trường Trung Quốc ưa chuộng, mít từng giúp nông dân Việt Nam có những mùa bội thu. Tuy nhiên, sự lệ thuộc vào một ...
Từ vỏ trái cây, bã cà phê đến chất thải chăn nuôi – những thứ từng bị bỏ đi, nay trở thành nguồn thu hàng tỷ đồng mỗi năm cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Họ không chỉ ki...
Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới, nhưng phần lớn vẫn ở dạng thô, ẩn mình trong chuỗi giá trị mang thương hiệu nước ngoài. Làm sao để cà phê Việt...
Nhiều doanh nghiệp nhỏ và hợp tác xã ở nông thôn Việt Nam đang loay hoay đứng ngoài các chuỗi phân phối hiện đại chỉ vì thiếu một tấm giấy chứng nhận VietGAP, GlobalGAP. ...
Giới trẻ không còn rời quê để lập nghiệp. Trái lại, ngày càng nhiều doanh nghiệp mới – phần lớn do những người trẻ sáng lập – đang chọn nông nghiệp làm bệ phóng phát triể...