Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai vừa có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đề xuất giải pháp nhập khẩu hàng nông nghiệp từ Mỹ trong tình hình hiện nay.
Theo Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, việc Mỹ áp thuế 46% đối với hàng hóa từ Việt Nam đã gây khó khăn cho rất nhiều ngành trong xuất khẩu. Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho rằng hiện nay Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đang triển khai chương trình GSM-102. Đây là chương trình cung cấp bảo lãnh tín dụng để khuyến khích xuất khẩu hàng hóa nông nghiệp Mỹ với lãi suất trả chậm chỉ 1%/năm. Về phía Việt Nam, được biết có 6 ngân hàng được tham gia chương trình GSM-102 nhưng lãi suất các ngân hàng này đưa ra chưa hợp lý, dẫn tới việc triển khai chưa được hiệu quả.
Ảnh minh họa
Trên cơ sở đó, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai đề xuất Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quan tâm, xem xét tạo điều kiện cho các ngân hàng bảo lãnh chương trình GSM-102 lãi suất từ 1 - 1,5% để giảm bớt gánh nặng cho các doanh nghiệp nhập khẩu.
"Qua tham khảo các ý kiến của hội viên, chúng tôi nhận thấy Mỹ là nguồn cung cấp rất tuyệt vời các mặt hàng đầu vào cho nông nghiệp Việt Nam như đậu nành và khô đậu nành, bắp, DDGS (bã rượu khô)… Đây đều là những mặt hàng trước giờ Việt Nam chủ yếu nhập khẩu với giá trị hàng tỷ USD để phục vụ cho ngành chăn nuôi. Ngoài ra, Mỹ còn là nơi cung cấp con giống heo chất lượng cao. Tính bình quân 1 trại nuôi heo giống của Việt Nam mỗi năm nhập khẩu 250 con heo giống cụ kỵ (GGP) trị giá đã khoảng 0,5 triệu USD" - văn bản của Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai nêu rõ.
Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cũng cho biết, theo lịch trình vào tháng 6/2025, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai sẽ cùng một số trang trại chăn nuôi sang Mỹ ký hợp đồng mua heo giống cụ kỵ (heo giống hậu bị, chọn lọc) từ công ty AG - World và ký kết hợp tác liên doanh chăn nuôi với Công ty Waldo chuyên về giống chăn nuôi.
Ngoài ra, Hiệp hội cũng đã và đang xúc tiến với Công ty International Nutrition của Mỹ (IN) nhập các sản phẩm nguyên liệu dinh dưỡng cho chăn nuôi nhằm cải thiện chất lượng thịt heo, bò và môi trường chăn nuôi. Bên cạnh đó, Nghị định 73/2025 sửa đổi mức thuế suất MFN với một số mặt hàng, có hiệu lực từ ngày ký 31/3 vừa qua cũng đã giảm thuế rất nhiều mặt hàng mà Mỹ có lợi thế, trong đó có ngô hạt và khô dầu đậu tương từ 1 - 2% xuống 0%. Thuế nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp từ Mỹ giảm, nếu được kèm theo chính sách hỗ trợ theo chương trình GSM-102 sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp gia tăng nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp từ Mỹ.
Vì vậy, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai tin rằng những kiến nghị trên rất khả thi để nâng giá trị nhập khẩu nhóm sản phẩm nông nghiệp từ Mỹ, không chỉ góp phần cân bằng thương mại Việt Nam - Mỹ mà còn giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho chăn nuôi Việt Nam.
“Chúng tôi mong Thủ tướng và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quan tâm đến chương trình GSM-102 và có ý kiến đến các ngân hàng trong chương trình GSM-102 tích cực triển khai đến các doanh nghiệp nhập khẩu bằng việc đưa ra mức bảo lãnh phù hợp (1-1,5%). Điều này nhằm đồng hành cùng Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu sang Mỹ"- Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai trình bày.
Tôm tiếp tục là mặt hàng có sự tăng trưởng mạnh mẽ nhất trong tháng 1/2025, với giá trị xuất khẩu đạt 300 triệu USD, chiếm 39% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản.
Ngành thủy sản Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2025, với khả năng vươn tới mốc 11 tỷ USD, đánh dấu bước phục hồi quan trọng sau năm 2024. Tuy n...
Giá cá tra tăng cao, bảo đảm lợi nhuận cho doanh nghiệp và người nuôi cá. Tuy nhiên, giá cả luôn biến động theo thị trường, người nuôi cá tra cần liên kết với doanh nghiệ...
Nuôi tôm nước lợ năm 2025, tỉnh Kiên Giang thực hiện đồng bộ các giải pháp, đặc biệt là kiểm soát chặt chẽ, ứng phó hiệu quả dịch bệnh gây hại tôm nuôi, sản xuất an toàn,...
Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai vừa có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đề xuất giải pháp nhập khẩu hàng nông...
Chính quyền Donald Trump áp thuế nhập khẩu chung và thuế đối ứng với từng đối tác thương mại, trước mắt sẽ gây tổn thất cho nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nông sản.