Đậu bắp "nhân sâm xanh" cho cơ thể khỏe mạnh và dẻo dai

22/03/2025 06:00
Quả đậu bắp ngày càng được ưa chuộng và trở thành món ăn quen thuộc trên mâm cơm của mỗi gia đình bởi hàm lượng dinh dưỡng dồi dào cùng hương vị thơm ngon.

Đậu bắp hay còn được gọi bằng các tên khác như mướp tây, bông vàng, bắp chà hay thảo cà phê,... có nguồn gốc từ Tây Phi.

Nhờ vào khả năng chịu nóng bức và khô hạn rất tốt nên chủ yếu đậu bắp được trồng ở các vùng ôn đới hay nhiệt đới, được trồng nhiều nhất là ở miền Nam Hoa Kỳ. Đậu bắp cũng được trồng ở nước ta nhưng chủ yếu vẫn là ở các tỉnh miền Nam có khí hậu nóng bức.

Loại quả này không chỉ hương vị thơm ngon, mà còn đem lại giá trị dinh dưỡng tương đối cao.

Các chuyên gia đã nghiên cứu và nhận thấy trung bình trong mỗi 100g đậu bắp có chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào gồm: 7mg Natri, 299 mg Kali, 3.2g chất xơ, 1.9g Protein, sắt, vitamin C, 57mg Magie, Vitamin B6 và các khoáng chất… Đồng thời, đậu bắp chỉ chứa 33 calo rất thấp, và không chứa Cholesterol hay chất béo bão hòa gây hại cho cơ thể.

Dưới đây là những công dụng mà quả đậu bắp đem lại.

Bổ sung canxi tự nhiên cho cơ thể

Li Wanping – chuyên gia dinh dưỡng người Đài Loan cho biết, đậu bắp còn được gọi là “nhân sâm xanh” bởi nó chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng để duy trì cơ thể con người như carbohydrate, chất xơ, axit béo không bão hòa, vitamin tổng hợp, chất phytochemical và các khoáng chất như kali và canxi.

Chuyên gia dinh dưỡng Li Wanping giải thích thêm rằng, do đậu bắp có hàm lượng axit oxalic thấp nên có thể giúp tăng tỷ lệ hấp thu canxi. Nó là nguồn cung cấp canxi tự nhiên cho những người không thể uống sữa để bổ sung canxi (do dễ bị tiêu chảy khi uống sữa) hoặc người ăn chay trường.

Giúp nhuận tràng, hỗ trợ hệ tiêu hóa

Hàm lượng chất xơ cao trong đậu bắp là yếu tố cốt lõi giúp bạn cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa, có tác dụng làm trơn ruột, giúp thức ăn có thể di chuyển dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, chất nhầy của chúng chứa collagen và mucopolysaccharide, tạo môi trường thuận lợi cho lợi khuẩn trong ruột phát triển. Vì thế, đậu bắp là một bài thuốc nhuận tràng tự nhiên, giảm triệu chứng táo bón, từ đó cải thiện vấn đề tiêu hóa của bạn.

Bệnh tiểu đường

Đậu bắp chứa các chất như insulin có khả năng hỗ trợ giảm lượng đường trong máu, giúp ích cho quá trình điều trị bệnh tiểu đường. Uống nước ép đậu bắp có thể làm giảm lượng đường trong máu, chính vì vậy người bệnh mắc bệnh tiểu đường có thể bổ sung thêm đậu bắp vào thực đơn có thể kiểm soát tình trạng bệnh tiểu đường.

Bảo vệ mắt

Vitamin A trong đậu bắp giúp duy trì sức khỏe võng mạc và đạt được tác dụng bảo vệ mắt. Ăn đậu bắp cùng những thực phẩm chứa kẽm sẽ giúp tăng khả năng hấp thụ vitamin A, từ đó tăng hiệu quả bảo vệ mắt.

Nước đậu bắp chữa ho và viêm họng

Nước ép đậu bắp được xem là một bài “thuốc dân gian” có tác dụng hỗ trợ chữa ho và giảm đau họng hiệu quả. Do đậu bắp có hàm lượng dưỡng chất dồi dào, có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm, khử trùng tốt. Nếu nhà bạn có trẻ em 6 tuổi trở lên bị ho khò khè thì hãy cho bé dùng uống nước đậu bắp để giảm ho. Ngoài việc ăn đậu bắp thì bạn cũng có thể đổi mới bằng cách ép nước uống.

Bệnh thiếu máu

Thường xuyên uống nước ép đậu bắp còn có thể tránh nguy cơ mắc bệnh thiếu máu, bởi đậu bắp cũng có một hàm lượng chất sắt, kali, kẽm,...rất cao giúp bổ sung các chất dinh dưỡng tái tạo máu.

Cải thiện mỡ máu, giảm táo bón

Chất nhầy trong đậu bắp có thành phần là mucin và pectin. Chất nhầy này có thể giữ ẩm cho niêm mạc đường tiêu hóa, pectin là một loại chất xơ hòa tan trong nước có tác dụng giảm cholesterol, giảm táo bón.

Ngoài ra, nó còn giúp kích hoạt tế bào, ngăn ngừa lão hóa tế bào, tăng tốc độ tiêu hóa và hấp thu protein, đồng thời cải thiện chức năng gan và thận.

Chữa bệnh khớp

Chất nhầy trong đậu bắp chứa vitamin K, folate rất tốt cho xương khớp và ngăn ngừa, phòng chống bệnh loãng xương. Tuy đậu bắp không phải là bài thuốc đặc trị bệnh viêm khớp nhưng được xem là các thực phẩm tốt cho xương khớp và nên được bổ sung vào trong bữa ăn hằng ngày.

Làm đẹp da

Chất pectin trong đậu bắp có tác dụng tăng cường độ đàn hồi cho da. Ăn đậu bắp thường xuyên có thể cải thiện tình trạng sức khỏe làn da, các chất chống oxy hóa trong nó có thể giúp thanh lọc máu, loại bỏ tạp chất góp phần đẩy lùi mụn trứng cá. Ngoài cách sử dụng để ăn, bạn còn có thể nghiền nát đậu bắp sử dụng như một lớp mặt nạ bôi lên mặt để làn da trở nên sáng mịn hơn.

Giúp cải thiện sinh lý nam giới

Nhờ thành phần bên trong chứa các dạng glucide phức polysaccharide cũng như các thành phần dinh dưỡng hữu ích khác, quả này có khả năng tăng cường lưu thông máu đến vùng sinh dục và góp phần vào việc cương cứng. Điều này giúp cải thiện khả năng sinh lý của nam giới.

Bệnh hen suyễn

Hàm lượng vitamin C cùng với lượng chất chống oxy hóa có trong đậu bắp có khả năng giảm các vấn đề của đường hô hấp như bệnh hen suyễn. Chính vì vậy khi có các triệu chứng hen suyễn có thể sử dụng thêm đậu bắp để làm giảm triệu chứng của nó.

Giúp giảm mức cholesterol và giảm cân

Các chuyên gia dinh dưỡng dinh dưỡng cho biết đậu bắp chứa nhiều chất xơ hòa tan nên có tác dụng giảm Cholesterol trong máu. Ngoài ra, dưỡng chất polyphenol dồi dào còn có khả năng kháng viêm, bảo vệ trái tim tốt hơn. Vì thế, những người cần xây dựng chế độ ăn giảm Cholesterol hay cải thiện sức khỏe tim mạch nên thường xuyên sử dụng đậu bắp.

Chất xơ này cũng rất có lợi cho công cuộc giảm cân. Cùng với ưu điểm lượng calories thấp khiến đậu bắp trở thành món ăn lý tưởng giúp kiểm soát cân nặng.

Cải thiện hệ miễn dịch

Hệ thống miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại các bệnh, bao gồm cả cảm lạnh và cúm. Để cải thiện hệ miễn dịch thì bạn cần bổ sung đầy đủ lượng vitamin C, chất chống oxy hóa và khoáng chất cần thiết, và ăn đậu bắp là một bí quyết mà bạn không nên bỏ qua. Bởi giá trị dinh dưỡng của chúng rất dồi dào, không chỉ cung cấp vitamin, chất chống oxy hóa mà còn mang đến một lượng lớn chất xơ.

Ngăn ngừa khuyết tật thai nhi

Đây là một công dụng đặc biệt ở đậu bắp nhờ chứa nhiều acid folic. Với các sản phụ, chất này có thể giúp phòng ngừa các bệnh như khuyết tật ống thần kinh. Acid folic còn rất cần thiết cho các chức năng của cơ thể giúp giảm tỷ lệ mắc phải các dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

Theo Doanh nghiệp & Thương hiệu


Tin xem thêm

Ăn ốc sao cho ngon

AM THUC
24/04/2025 06:00

Với hương vị hấp dẫn và giá trị dinh dưỡng cao, ốc ngày càng được yêu thích. Tuy nhiên, để thưởng thức món ăn này một cách an toàn, chúng ta cần chú ý một số nguyên tắc.

Uống nước đậu bắp có tác dụng gì

AM THUC
23/04/2025 06:00

Nước đậu bắp là một loại đồ uống tự nhiên được nhiều người yêu thích không chỉ bởi vị thanh mát mà còn bởi những lợi ích tuyệt vời mà loại nước này mang lại cho sức khỏe.

Thêm vài giọt này vào, thịt lợn luộc vừa trắng vừa thơm và dễ thái

AM THUC
22/04/2025 06:00

Chỉ với mẹo nhỏ này, món thịt lợn luộc của bạn sẽ thơm nức, hoàn toàn khử hết mùi tanh hôi, thịt lại mềm ngọt, cực kỳ hấp dẫn.

Có nên uống nước dừa để giải nhiệt hàng ngày?

AM THUC
21/04/2025 06:00

Thời tiết vào mùa hè là thời điểm lý tưởng để thưởng thức nước giải khát, trong đó nước dừa với thành phần bổ dưỡng và có khả năng giải nhiệt hiệu quả.

Cách rửa rau như thế nào để loại bỏ thuốc trừ sâu gây hại

AM THUC
20/04/2025 06:00

Chúng ta nên rửa rau thế nào để rau vẫn luôn sạch và giữ lại được chất dinh dưỡng?

Đặc sản chỉ dành cho vua, siêu quý hiếm ở đất Ninh Bình

AM THUC
19/04/2025 06:00

Chính bởi khả năng trườn trên đá để trèo lên những điểm cao hơn mà người ta còn gọi cá tràu bằng cái tên cá trèo đồi (hay cá cửng).

Đậu bắp "nhân sâm xanh" cho cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai

AM THUC
18/04/2025 06:00

Quả đậu bắp ngày càng được ưa chuộng và trở thành món ăn quen thuộc trên mâm cơm của mỗi gia đình bởi hàm lượng dinh dưỡng dồi dào cùng hương vị thơm ngon.

4 loại rau ổ chứa giun sán, nhiều người không biết vẫn vô tư ăn

AM THUC
17/04/2025 06:00

Các loại rau thủy sinh giàu dinh dưỡng nhưng cũng có khả năng chứa ấu trùng sán nếu sinh trưởng trong nguồn nước ô nhiễm.

Trái cây an toàn, chất lượng nhờ công nghệ giám sát ruồi vàng

AM THUC
16/04/2025 06:00

Sử dụng công nghệ IoT giám sát ruồi vàng giúp nông dân chủ động hơn trong việc phòng trừ, không phải đợi đến khi ruồi vàng gây hại quá nặng mới xử lý.