Để sở hữu chiếc chảo chống dính của nhãn hàng có thương hiệu, người tiêu dùng phải chi 300.000 - 700.000 đồng. Tuy nhiên, nhiều trang mạng và sàn thương mại điện tử xuất hiện sản phẩm giá rẻ bất ngờ khiến nhiều người phân vân về chất lượng.
Bên cạnh sản phẩm uy tín từ nhà sản xuất có tên tuổi, trên nhiều trang thương mại điện tử cũng đăng bán các dòng sản phẩm giá rẻ.
Để sở hữu chiếc chảo chống dính của nhãn hàng có thương hiệu, người tiêu dùng phải chi 300.000 - 700.000 đồng. Tuy nhiên, nhiều trang mạng và sàn thương mại điện tử xuất hiện sản phẩm giá rẻ bất ngờ khiến nhiều người phân vân, nghi ngờ về chất lượng.
Từng mua chảo chống dính giá 25.000 đồng trên sàn thương mại điện tử, chị Bùi Hương (Mỹ Đình, Hà Nội) cho hay, chất lượng sản phẩm rất kém.
“Chiên trứng thì không thể lật được, xào thịt lửa lớn bong cả lớp chống dính”, chị Hương nói.
Chia sẻ với báo chí, PGS.TS Phạm Gia Điền, Viện Hóa học cho biết, chất chống dính bản chất hóa học là một loại polyme chịu nhiệt. Có rất nhiều loại chống dính khác nhau tùy thuộc vào giá tiền mà nó có tốt hay không tốt.
Phổ biến và hay được nhắc đến nhất là hợp chất Teflon. Teflon là vật liệu thông dụng và khá rẻ tiền nhưng không bền, sẽ mòn theo thời gian và dễ trầy xước khi tiếp xúc mạnh với dụng cụ nấu bằng kim loại. Đặc điểm dễ nhận thấy nhất khi sử dụng chất chống dính này là sau một thời gian, mặt nồi, chảo hay bị bong tróc, có thể dính vào thức ăn, lộ ra lớp kim loại phía dưới. Điều này còn trở nên nguy hiểm hơn khi người tiêu dùng mua phải loại chảo chống dính không thương hiệu, không có giấy kiểm định an toàn.
Teflon là tên thương mại của 2 hợp chất PTFE và PFOA, được phủ lên bề mặt của nhiều loại chảo chống dính. Ở những sản phẩm chảo chống dính kém chất lượng, còn tồn dư hóa chất độc hại, khi đun nấu ở nhiệt độ cao, Teflon sẽ sinh ra khói độc, gây ra các triệu chứng ho, tức ngực, khó thở… thậm chí có nguy cơ gây ung thư hoặc sảy thai.
Nếu nhìn bề ngoài, các chuyên gia trong lĩnh vực sản xuất nồi chảo chống dính khẳng định không thể phân biệt được hàng cao cấp và hàng chất lượng kém. Các loại chảo chống dính giả rẻ, chất lượng kém hiện nay đa phần đều nhập khẩu từ Trung Quốc hoặc được sản xuất tại các cơ sở sản xuất nhỏ trong nước và không tuân thủ đúng những quy định về chất lượng sản phẩm.
Tác hại của chảo chống dính kém chất lượng
Dưới đây là 10 mối nguy do sử dụng chảo chống dính:
Suy tuyến giáp: PFOA (Perflurooctanoic Acid) là hợp chất fluoride và fluoride, về cơ bản là một chất độc có thể gây suy giáp bằng cách gây rối loạn tuyến giáp. Vì vậy, thường xuyên sử dụng đồ nấu nướng chống dính có thể khiến bạn hấp thụ nhiều chất PFOA và dễ dẫn đến suy giáp.
Rối loạn nhận thức: Một trong những mối nguy từ việc sử dụng nồi, chảo chống dính là chứng rối loạn nhận thức do fluoride trong PFOA tiết ra từ nồi, chảo.
Bệnh về xương: Thường xuyên sử dụng các dụng cụ nấu chống dính dẫn đến bệnh giòn xương - tình trạng khiến xương của bạn dễ gãy.
Ung thư: Chất PFOA có thể được tích tụ trong răng, xương và tuyến yên, từ đó làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại bệnh ung thư.
Đau tim: Các nghiên cứu cũng cho thấy việc tiếp xúc hàng ngày với PFOA có thể làm tăng nồng độ triglyceride trong cơ thể và đó là một trong những mối nguy hại lớn nhất đến từ dụng cụ nấu ăn chống dính. Lượng triglyceride cao trong cơ thể của bạn có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ và bệnh tim.
Vấn đề sinh sản: Tiếp xúc với PFOA hằng ngày rất có hại cho phụ nữ mang thai vì nó có thể gây ra các vấn đề sinh sản và một số dị tật bẩm sinh như nhẹ cân, thay đổi kích cỡ đầu của thai nhi...
Hệ miễn dịch: Một trong những mối nguy hại đến từ dụng cụ nấu nướng chống dính là chúng có thể làm suy yếu hệ miễn dịch của bạn.
Gan: Khí độc tiết ra từ nồi, chảo chống chính có thể gây nguy hiểm cho gan và tuyến tụy của bạn.
Thận: Một số nghiên cứu tiến hành trên động vật cũng cho thấy PFOA có thể làm suy yếu thận.Lượng cholesterol: PFOA cũng có thể làm tăng nồng độ cholesterol của bạn nếu sử dụng đồ nấu nướng chống dính thường xuyên hơn.
Dù có sản phẩm tốt, nhiều doanh nghiệp nông nghiệp nhỏ và hợp tác xã vẫn không thể đưa hàng vào siêu thị. Rào cản không nằm ở chất lượng, mà ở khả năng đáp ứng các yêu cầ...
Dư lượng thuốc trừ sâu trong thực phẩm là vấn đề toàn cầu và là mối đe dọa tiềm tàng đối với sức khỏe con người. Dưới đây là 6 loại rau củ quả phổ biến có dư lượng thuốc ...
Đó là một con phố rất ngắn của vùng lõi phố cổ Hà Nội, với chiều dài chỉ vỏn vẹn 180 mét nhưng Hàng Đường lại mang đậm cái chất “kẻ chợ” của đất Thăng Long, nơi quần tụ c...
Người tiêu dùng ngày nay quá sợ hãi bị nhiễm độc từ nhiều nguồn thực phẩm, trong đó rất nhiều dư lượng hóa chất độc hại có thể dẫn tới ung thư. Nhưng liệu vườn rau thông ...
Theo Kantar Việt Nam, Vinamilk tiếp tục là thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất năm thứ 13. Đáng chú ý, sản phẩm Vinamilk có mặt trong gần 9/10 hộ gia đình Việt với t...
Mỗi vụ vải thiều, hàng trăm nghìn tấn đổ về chợ đầu mối, trạm trung chuyển, cửa khẩu biên giới – nhưng phần lớn vẫn là hàng tươi, tiêu thụ trong vài ngày. Trong khi đó, n...